Vì sao người Việt, đặc biệt người dân miền Bắc lại thích dùng mận để diệt sâu bọ mà không dùng loại khác?
Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ vào 5/5 Âm lịch hay còn gọi là Tết Đoan Dương. Đoan ngọ (Đoan là mở đầu, Ngọ là giữa trưa) là bắt đầu giữa trưa; Dương là mặt trời, là khí dương. Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên dân dã là ngày “giết sâu bọ”.
Vì sao dùng mận để giết sâu bọ?
Vào dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch), nhiều tỉnh thành, trong đó có các tỉnh miền Bắc cho rằng quả mận là loại trái cây tốt nhất để giết sâu bọ.
Vào ngày này, sáng sớm các gia đình sẽ đi mua mận về để thắp hương và thụ lễ rất sớm. Khi cả nhà tỉnh dậy, việc đầu tiên là mỗi người ăn một vài quả mận để “giết sâu bọ”.
Khi cả nhà tỉnh dậy, việc đầu tiên là mỗi người ăn một vài quả mận để “giết sâu bọ”
TS Nguyễn Ngọc Thơ (Phó Trưởng khoa Văn hóa học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) chia sẻ, ý nghĩa lớn nhất và sâu sắc nhất của phong tục Tết Đoan ngọ chính là việc giết sâu bọ.
Người xưa quan niệm, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có sâu bọ, nếu không diệt đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và làm hại tới cơ thê. Thời gian tiêu diệt chúng thích hợp nhất chỉ có ngày mùng 5 tháng 5 Âm Lịch hàng năm. Thời gian này chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử tận gốc.
Cũng vì lý do này, đa số tại các tỉnh Bắc bộ, người dân thường dùng mận. Loại quả có vị chua chát chính vụ để diệt sâu bọ.
Mận trở thành thứ lễ số 1 và quan trọng nhất trong mâm cỗ ngày này.
Sáng ra, vừa thức dậy, các thành viên sẽ ăn mận hoặc vài thìa rượu nếp Người dân cho rằng, phải ăn là món đầu tiên thì mới có tác dụng giết sâu bọ.
Người ta sẽ chon quả mận còn cuống tươi hoặc có lá còn xanh. Bên ngoài quả mận phủ một lớp phấn trắng, quả căng bóng, không sứt sẹo.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, mới ngủ dậy vào sáng sớm khi ăn sáng đã ăn những hoa quả nhiều tính axit như mận sẽ rất hại cho dạ dày và tiêu hóa.
Người ta sẽ chon quả mận còn cuống tươi hoặc có lá còn xanh. Bên ngoài quả mận phủ một lớp phấn trắng, quả căng bóng, không sứt sẹo.
Lúc này dạ dày trống rỗng,nếu ăn các loại hoa quả hay thực phẩm có tính axit cao sẽ khiến dạ dày của bạn dễ bị kích thích gây đau dạ dày.
Một số quan điểm cho rằng Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đây là quan điểm chưa chính xác. Tác giả W. Eberhard viết trong Chinese Festivals: “Đoan Ngọ là tết của phương Nam, tết cầu may, tết của sự sống”. Bởi người Việt rất coi trọng truyền thống dân gian, họ gìn giữ và phát huy nó qua nhiều năm tháng.
Đến đầu công nguyên, Việt Nam tiếp nhận văn hóa của Trung Quốc gắn liền với hệ tư tưởng Nho gia và hệ thống Hán tự.
Từ đó, Tết Đoan Ngọ được gắn vào khung lý luận chính thống cùng các ý nghĩa, chức năng mang tính quan phương khác, đặc biệt là các quan niệm “tưởng nhớ Khuất Nguyên”, “tưởng nhớ Ngũ Tử Tư”,… Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam lại không biết đến các nhân vật này nên các hoạt động diễn ra trong Tết Đoan Ngọ không liên quan đến họ.