Nhà có 8 khách đến chơi, tôi đưa 100 nghìn sai vợ đi chợ làm nồi lẩu, nhưng nhìn làn thực phẩm với mảnh giấy trên tay cô mang về mà anh nh:ụ:c với bạn

“Chỉ trích vợ 1 hồi về cách tiêu tiền, mãi sau anh ấy rút ví 100 nghìn đưa cho em gắt gỏng: ‘Đấy, cầm thêm từng này rồi đi  mua đồ về nấu cho chu đáo vào, đừng có làm mất mặt chồng’…”, người vợ kể.

Khi chồng quá phân biệt tiền tôi tiền cô, cậy mình là người làm ra tài chính mà xem thường vợ, người phụ nào cũng sẽ đều thấy bị tổn thương. Tới một thời điểm nhất định, bằng một cách nào đó nhất định phụ nữ sẽ có cách đáp trả của riêng mình mà đôi khi đàn ông “trở tay” không kịp. Giống câu chuyện của người vợ trẻ tên K.L dưới đây chẳng hạn.

L. kể: “Số em hơi đen, vừa nghỉ hết cữ tính đi làm lại thì công ty chuyển trụ sở cách xa nhà em 20km. Lương em vốn đã không cao mà đi làm xa thế thấy không ổn, trong khi con còn quá nhỏ nên em quyết định nghỉ thêm 1 thời gian nữa để chăm cho con cứng cáp hẳn cho khỏi phải thuê giúp việc. Chồng em cũng tán thành với quyết định đó của vợ. Thực tế thu nhập của chồng em khá ổn, vợ chồng chi tiêu khéo thì vẫn dành ra được 1 khoản tích lũy chứ không tới mức quá khó khăn.

Tiếc rằng thực tế lại không đơn giản như em nghĩ. Trong thời gian em ở nhà trông con không có lương, chồng liền thay đổi thái độ với vợ. Trước đây chi tiêu gia đình chủ yếu bằng lương của em và lấy thêm 1 phần nhỏ của anh ấy, còn lại thì để tích lũy. Giờ mọi chi tiêu phải dùng bằng lương chồng nên anh bắt đầu quay ra tính toán, xét nét vợ”.

Đưa 100 nghìn sai vợ đi chợ đãi khách 8 người ăn, nhưng nhìn làn thực phẩm với mảnh giấy trên tay cô mang về mà anh chết nhục-1
Bài chia sẻ của người vợ

L. chia sẻ, từ khi nghỉ việc ở nhà chăm con, cô mới cảm nhận rõ ràng nhất về cảnh sống phụ thuộc tài chính là như thế nào. Trước đây khi đi làm có lương, cô luôn nghĩ vợ chồng là một, kinh tế là của chung. Vậy nhưng giờ cô không có thu nhập chồng cô gần như không còn tiếng nói trong gia đình bởi chồng cô luôn cho rằng bản thân kiếm ra tiền, anh có toàn quyền quyết định mọi việc.

L. kể tiếp: “Cách đây 1 tuần, chồng em bảo vợ  đi chợ nấu cơm khách, anh ấy có vài người bạn tới chơi. Vì trong tháng con ốm nhiều, em tiêu âm tiền cũng nói rõ như thế, nhắc chồng đưa thêm, vậy mà anh đỏ mặt bảo: ‘Tiền tiêu có quy định, tháng tôi đưa bao nhiêu chỉ tiêu từng đó. Thiếu tự bù, tôi nói rồi’.

Chỉ trích vợ 1 hồi về cách tiêu tiền, mãi sau anh ấy rút ví 100k đưa cho em gắt gỏng: ‘Đấy, cầm thêm từng này rồi đi  mua đồ về nấu cho chu đáo vào, đừng có làm mất mặt chồng’.

Em không đôi co thêm với anh ấy nữa mà cầm làn  đi chợ. Chồng em dặn làm nồi lẩu 8 người ăn, em mua  rau dưa, tôm mực, cua ghẹ đầy đủ không thiếu thứ gì. Chồng em nhìn đắc ý lắm, anh bảo: ‘Đấy cứ kêu hết tiền… chẳng qua muốn moi thêm của chồng chứ tôi lạ gì’.

Để cho chồng nói xong, em mới chỉ vào chục mớ  rau trong làn bảo: ‘100 nghìn anh đưa tôi chỉ mua được chục mớ rau thôi. Còn lại thực phẩm hết 7 trăm nghìn là tôi mua nợ người ta đó’

Vừa nói em vừa đưa cho chồng mảnh  giấy ghi các khoản đã mua chịu, cân lạng, giá cả thế nào em ghi cụ thể rõ ràng. Chồng em cáu quát nhặng mắng vợ sao lại đi mua chịu. Lúc ấy em mới về phòng lấy cuốn sổ ghi chép chi tiêu hàng ngày đưa cho chồng và bảo: ‘Anh tưởng 8 triệu 1 tháng anh đưa vợ là to vậy à? Từ mai anh tự cầm tiền mà chi tiêu cho tiết kiệm được đúng ý chứ tôi chịu không đáp ứng được yêu cầu của anh’.

Nói xong em đưa con về ngoại mặc cho chồng tự nấu nướng đón bạn. Chẳng biết mấy hôm sau anh nghĩ ngợi thế nào mới gọi bảo vợ về cầm tiền trả cho mấy chỗ em mua chịu đồ ăn kia nhưng em kệ”.

Nền tảng của hôn nhân là vợ chồng phải xem nhau như 1, mỗi người gánh một trọng trách riêng, cùng 1 mục tiêu chung là xây đắp tổ ấm. Ngược lại, khi chồng kiếm ra tiền mà tự cho mình quyền xem thường vai trò của vợ thì cuộc hôn nhân ấy khó bền vững.