CÂY MẬT GẤU TUY ĐẮNG NHƯNG LẠI GIÃ TẬT! - Mẹo Hay Cuộc Sống

CÂY MẬT GẤU TUY ĐẮNG NHƯNG LẠI GIÃ TẬT!

Đúng như tên gọi, cây mật gấu có lá rất đắng nhưng lại là một loại dược liệu quý hiếm được dùng để điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Cho những ai đang chưa biết rõ thông tin dược lý của loại cây này.

1. Sơ lược về đặc điểm của cây mật gấu

Cây mật gấu hay còn được gọi là cây lá đắng, cây mật gấu nam có tên khoa học là Gymnanthemum Amygdalinum, thuộc họ cúc. Đây là loài cây mọc nhiều ở các quốc gia vùng châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, hay Nepal. Tại Việt Nam cây được tìm thấy nhiều ở những tỉnh vùng núi phía Bắc, nơi có địa hình đồi núi cao và khí hậu mát mẻ. Ngoài ra một số lượng nhỏ cây mật gấu còn mọc rải rác ở tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh khác tại miền Nam nước ta. Sở dĩ cây cũng có tên gọi là mật gấu Nam là dùng để phân biệt với mật gấu mọc ở miền bắc.

Cây mật  gấu mọc theo từng bụi, dáng thân thảo mềm thường cao trung bình từ 2 – 5m. Lá cây màu xanh lục hình bầu dục, mép lá hình răng cưa nhỏ, dài khoảng 20cm và có vị đắng.

Cây mật gấu có lá rất đắng nhưng lại là một loại dược liệu quý hiếm 

Cây mật gấu có lá rất đắng nhưng lại là một loại dược liệu quý hiếm 

Hoa mật gấu màu vàng nhạt, thường nở từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Mỗi bông hoa bao gồm 6 cánh và tụ thành cụm nở trên ngọn cây. Sau khi hoa tàn, quả mật gấu sẽ dần xuất hiện và chín vào tháng 5 đến tháng 6.

Cây được thu hái quanh năm khi đã trưởng thành, không thu hoạch những cây còn non hay quá già. Bộ phận thường được dùng là lá và thân cây mật gấu.

Trong bộ phận thân và lá của cây chứa các thành phần chính đó là vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin E, xanthone,  flavonoid, tannin, steroid, terpene, axit phenolic, một số khoáng chất (như  sắt, kẽm, đồng, magie, selenium,…), nước.

2. Tác dụng của cây mật gấu

Chúng ta thường biết đến rượu mật gấu nhưng bạn đã biết hết những công dụng của loại cây này đối với sức khỏe hay chưa?

Cây mật gấu có những tác dụng dược lý như sau:
Điều trị bệnh về đường ruột: cây mật gấu giúp cải thiện các bệnh tiêu chảy, kiết lỵ nhờ tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm của thân và rễ của cây;

Phòng ngừa các bệnh ung thư trong mật gấu rất giàu các chất như beta sitosterol, ursolic acid, glucoside,… giúp ngăn ngừa sự tăng sinh và phát triển của các tế bào ác tính, nhất là ung thư vú và ung thư dạ dày;

Khắc phục tình trạng viêm dạ dày, nhiễm giun sán hoặc đau bụng: lá và vỏ rễ cây thường được chế biến thành vị thuốc để đẩy lùi các triệu chứng này;

Nhờ chứa nhiều axit béo linoleic nên cây mật gấu còn được ứng dụng để điều trị bệnh lý tim mạch;

Nguồn chất chống oxy hóa dồi dào chứa trong cây mật gấu bao gồm saponin, tannin hay flavonoid có tác dụng giảm thiểu hàm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn cản hiện tượng stress oxy hóa do viêm nhiễm, ung thư, bệnh về tim mạch hay lão hóa gây ra. Bên cạnh đó những chất này còn rất hiệu quả trong việc loại bỏ các gốc tự do và kiểm soát các bệnh lý mạn tính;

Cây mật gấu rất hữu ích cho những người bị huyết áp cao vì trong lá của cây tiết ra một hàm lượng không nhỏ kali giúp loại bỏ nước và muối dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp hạ huyết áp;

Đối  với những người hay căng thẳng, mắc vấn đề về tâm lý hoặc bị rối loạn cảm xúc có thể dùng các loại thuốc chiết xuất từ cây mật gấu. Một số chất như flavonoid, fiterpene, glucosides và lacton andrographolide do lá cây sản xuất ra có tác dụng cải thiện tâm trạng, cảm giác lo lắng, căng thẳng của người bệnh;

Cải thiện chất lượng tinh binh ở nam giới: chiết xuất từ cây mật gấu tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể, kích thích sản sinh chất pyruvate – một xúc tác quan trọng hỗ trợ các tế bào tinh trùng tồn tại và di chuyển được. Không chỉ có vậy các chất chống oxy hóa điển hình là flavonoid cùng một số dưỡng chất khác còn giúp duy trì sự sống, hình thái cấu trúc và chức năng tinh trùng;

Ở một số quốc gia khu vực Tây Phi người dân hay dùng lá mật gấu để chế biến thành trà với những công năng tuyệt vời khác như lợi tiểu, hỗ trợ điều trị chứng đái tháo đường, táo bón, nhiễm trùng da và những bệnh lý về gan.

Đằng sau vẻ ngoài bình dị này của lá mật gấu là những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe 

Đằng sau vẻ ngoài bình dị này của lá mật gấu là những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe 

3. Những lưu ý quan trọng khi dùng cây mật gấu

Mặc dù là dược liệu được dùng nhiều trong Y học cổ truyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng cây mật gấu không đúng cách cũng có thể dẫn tới nhiều hệ lụy tiêu cực đối với sức khỏe người bệnh. Do vậy tốt nhất bạn nên dùng theo khuyến cáo và chỉ định của bác sĩ và ghi nhớ những lưu ý sau đây:

Khi mới sử dụng cây mật gấu nên để cơ thể thích ứng và làm quen dần với liều lượng nhỏ, đồng thời không được bỏ ngang những loại thuốc Tây mà bạn đang dùng;

Một thành phần cần phải đặc biệt chú ý khác có trong cây mật gấu đó là kháng sinh. Do đó bạn không nên tùy tiện hoặc thường xuyên sử dụng loại cây này, tốt nhất chỉ nên dùng tối đa khoảng 2 tuần rồi ngưng tối thiểu khoảng 2 – 4 tuần sau đó mới nên dùng tiếp;

Các thành phần của cây mật gấu có khả năng tương tác với một số thực phẩm, thuốc hay thực phẩm chức năng khác. Vì vậy nếu đang điều trị bệnh và có ý định dùng cây mật gấu thì bạn cần thông báo cho bác sĩ;

Vì có tính năng hạ huyết áp nên những bệnh nhân bị cao huyết áp đang điều trị bằng thuốc, hoặc người bị huyết áp thấp không nên dùng cây mật gấu vì có thể làm giảm huyết áp xuống mức quá thấp rất nguy hiểm;

Chưa có tài liệu nào khẳng định cây mật gấu an toàn cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Chính vì vậy nếu chị em nào đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai cần tránh dùng cây mật gấu vì sẽ không đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé trong bụng.

Cây mật gấu giúp hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp

Cây mật gấu giúp hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp

HIện nay chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân nào gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng loại cây này. Nếu trong quá trình dùng cây mật gấu, cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng bất thường như cảm giác có vị ngọt trong miệng kéo dài, huyết áp tụt nhanh, táo bón,… thì bạn nên ngừng sử dụng, theo dõi sức khỏe và nếu tình trạng này  không đỡ thì hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé!
Post Views: 1.823