7 Tác dụng của cây Sâm Chân Rết (sâm Bòng Bong)

Cây Sâm rết hay cây Bòng Bong là loài cây mọc dại ở rất nhiều nơi nhưng lại là một vị thuốc quý nhiều tác dụng chữa bệnh, được nhiều nước áp dụng như không chỉ được áp dụng ở nước ta mà còn với nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines,…Ở bài viết sau, hãy cùng tìm hiểu về loài cây sâm rết này nhé.

Cây sâm rết là gì?

Cây sâm rết là một loài thực vật có hoa thuộc họ Araceae (họ Ráy). Cây sâm rết hay còn có những tên gọi tiếng việt khác như: Cây chân rết, cây bòng bong, ráy leo, ráy bò, tràng pháo, cơm lênh. Tên khoa học của loài cây này là Pothos repens (Lour) Druce – Flagellaria repens Lour.

Cây sâm rết Cây sâm rết

Cây Sâm rết được João de Loureiro đặt tên khoa học đầu tiên vào năm 1790 với danh pháp Flagellaria repens. Năm 1917 George Claridge Druce đã chuyển nó sang chi Pothos.

Cây sâm rết có vị hơi đắng, tính mát. Dân gian dùng toàn cây gồm cả thân, lá rễ về băm ngắn, phơi khô để làm thuốc.

Cây sâm rết phân bố ở đâu?

Tại Việt Nam, cây sâm rết thường phân bố ở Cao Bằng, Sơn La, Lạng Sơn, Hoà Bình, Nghệ An. Cây thường mọc tự nhiên, sống bám vào vách đá hay các thân cây lớn trong rừng, có thể tạo thành búi.

Ngoài ra, cây sâm rết còn phân bố ở Lào, Trung Quốc (các vùng như Quảng Đông, Vân Nam, Quảng Tây và những nơi khác).

Đặc điểm hình dáng cây sâm rết

Cây sâm rết là loại thảo mộc, thân gỗ đứng, cao khoảng 30 đến 50cm, với phần rễ to, thân rễ nằm ngang, có nhiều rễ phụ và nạc trông như chân rết .
Cuống lá dài từ 20 đến 30cm, dày, có màu lục hoặc màu cánh gián, các lá chẻ thành nhiều thùy hình mác, đầu lá tù hoặc nhọn, có dạng hình bàn tay, mép là có thể có khía hình răng hoặc không, lượn sóng.

Cây chân rết mọc dạng leoCây chân rết mọc dạng leo

Phần sinh sản là hoa dài 10-15cm, rộng 0,5-1cm, ngoằn ngoèo, mọc ở đầu cuống từ gốc của phần không sinh sản. Túi bào tử xếp dày quanh trục bôn, bào tử hình tròn, không màu hoặc màu hơi vàng nhạt.

Tác dụng của cây sâm rết

Theo y học cổ truyền cây sâm rết có vị đắng, tính mát có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, lợi tiểu, giảm đau, hạ nhiệt, cầm máu.

Thời kỳ thu hoạch và bảo quản cây sâm rết để làm thuốc có thể quanh năm, sau khi đem về rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc cắt từng đoạn rồi phơi khô, tránh ẩm.

Cây chân rết trị bệnh gì? 

  • Điều trị động thai
  • Điều trị hiện tượng băng huyết ở phụ nữ sau sinh
  • Điều trị bong gân, giãn cơ, dây chằng
  • Đau bên ngoài màng óc
  • Bó gãy xương, sai khớp, co thắt cơ sau chấn thương.
  • Chữa ho kéo dài
  • Chữa mụn nhọt, lở loét, ngứa do nóng trong
  • Bồi bổ cơ thể bị gầy yếu, suy nhược
  • Chữa các bệnh về xương khớp, đau lưng, mỏi gân cốt
  • Chữa rắn rết cắn, vết côn trùng đốt
  • Cây chân rết trị được nhiều loại bệnhCây chân rết trị được nhiều loại bệnh

    Liều dùng và cách dùng sâm bòng bong

    1. Điều trị động thai, băng huyết sau sinh nở

  • Dùng 25g cây chân rết khô, 20g củ gai khô (Tất cả sao vàng hạ thổ)
  • Sắc với 1,5 lít nước, đun cạn lấy 800ml chia làm 3 lần uống trong ngày
  • Uống liên tục trong vòng 10 ngày
  • 2. Điều trị bong gân, giãn dây chằng vì chấn thương

    • Dùng khoảng 15-20g cây chân rết khô, hầm với gân lợn lấy nước ăn hàng ngày.
    • Mỗi ngày làm 1 lần, dùng liên tục như vậy trong khoảng 1 tuần

    3. Điều trị đau màng óc

    Nếu nhà trồng được cây tươi, hoặc hái được cây chân rết tươi trên rừng, bạn có thể áp dụng theo cách sau:

    • Lấy khoảng 100g cây chân rết tươi giã nát, ép lấy nước, thêm chút muối và nước nguội vào khuấy đều
    • Chia làm 3 lần uống/ngày
    • Phần bã đắp bên ngoài vùng màng não bị đau

    Thu hoạch cây sâm rết để chữa bệnhThu hoạch cây sâm rết để chữa bệnh

    4. Chữa mụn nhọt, lở loét do nóng trong

    Lấy thân rễ cây sâm chân rết phơi khô khoảng 6-12g, thái nhỏ sắc với 200ml nước, đun cạn đến khi còn 50ml, uống trong ngày. Nước sắc này rất hiệu quả trong việc thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

    5. Bồi bổ cơ thể bị gầy yếu, suy nhược

    Đồng bào dân tộc Mông hay Dao Đỏ thường dùng thân rễ cây sâm rết tươi thái nhỏ, hầm chung với gà để ăn giúp bồi dưỡng cơ thể đang bị suy nhược, gầy yếu, nhất là phụ nữ sau khi sinh đẻ hoặc những người mới ốm dậy.

    6. Chữa các bệnh xương khớp, đau lưng, giãn gân cốt

    Người dân tộc Tày và Mường thường lấy thân rễ cây sâm rết phơi khô khoảng 100 – 150g, thái mỏng, ngâm với 1 lít rượu nếp 35 – 40 độ trong 15-20 ngày là có thể sử dụng được, nhưng ngâm càng lâu càng tốt.

    Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml để chữa đau lưng, nhức gân xương.

    7. Chữa rắn rết cắn, vết côn trùng đốt

    Bị rắn rết cắn, lấy thân rễ cây sâm rết giã nát, đắp vào vết rắn, rết cắn và các loại côn trùng đốt.

    Đau màng óc, ấy lá sâm rết tươi về rửa sạch, giã nát lấy nước uống

    Trong co thắt sau chấn thương, dùng 15g dây lá sâm rết khô bỏ vào nồi chưng với gan lợn, nấu lấy nước uống.

    Trên đây là những thông tin về cây sâm rết. Không quá khó để tìm kiếm loại cây này. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể hãy tận dụng những công dụng tan máu ứ, tiêu sưng, lợi tiểu, giảm đau, hạ nhiệt, cầm máu,…của loài cây sâm rết để điều trị bệnh hiệu quả.