Cam thảo đất có tác dụng gì trong điều trị bệnh?

Cam thảo đất là một loại thuốc Nam thảo dược có nguồn gốc từ cây cam thảo đất. Từ lâu, y học cổ truyền đã công nhận cam thảo đất là một loại thảo dược quý chữa được nhiều bệnh và cải thiện sức khỏe. Vậy cam thảo đất là loại cây gì? Cam thảo đất có tác dụng gì?

Cây cam thảo đất hay còn gọi là cây cam thảo nam, cam thảo dại, thổ cam thảo, có vị đắng, ngọt và tính mát. Với nhiều người, đây là vị thuốc khá là quen thuộc. Tuy nhiên, vẫn không ít người vẫn còn thắc mắc rằng cam thảo đất có tác dụng gì mà lại được ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp nhé!

Đặc điểm của cây cam thảo đất

Cam thảo đất là cây gì?

Cam thảo đất hay cam thảo nam có tên khoa học là Seoparia Dulcis L, là loại cây thân thảo, mọc thẳng, cao 30 – 80cm, thân tròn, thuộc họ thân thảo, thân mềm, rễ hình trụ to. Hoa thường mọc riêng lẻ ở nách lá. Mỗi lá thường có 4 hoặc 8 hoa nhỏ.

Hoa nở vào mùa hè, màu trắng, có gai ở nửa trên và không có gai ở nửa dưới. Quả hình bầu dục với những hạt nhỏ bên trong. Tất cả các bộ phận có thể được bào chế thuốc. Sau khi thu hoạch, đất cát được rũ bỏ và phơi khô để dùng làm dược liệu.
Cam thảo đất có tác dụng gì trong điều trị bệnh? Các bài thuốc dân gian từ cam thảo đất 2 Cam thảo đất là thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền

Cam thảo đất mọc ở đâu?

Theo các nhà thực vật học, cây thuốc này thường mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới và đầm lầy. Trên thế giới, loài cây này được tìm thấy nhiều ở các nước Châu Á như Ấn Độ, phía nam Trung Quốc, Thái Lan, hay một số nước Châu Mỹ.

Ở Việt Nam, cây mọc tự nhiên ở nhiều nơi như ven đường, ven ao, bờ ruộng… phân bố chủ yếu ở đồng bằng.

Cách thu hái, sơ chế và bảo quản cam thảo đất

Thu hoạch cam thảo đất vào hầu hết thời gian trong năm. Tuy nhiên, các vụ thu hoạch tốt nhất thường xảy ra vào mùa xuân hoặc mùa hè, khi cây thuốc có nhiều dược chất nhất. Khi thu hoạch, nhổ toàn bộ cây, kể cả rễ.

Sau khi mang về, rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và cát. Cây được cắt nhỏ hoặc để nguyên và phơi khô trong 1 – 2 ngày để làm thuốc. Để bảo quản được lâu, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh độ ẩm cao, bảo quản nơi thoáng mát.
Cam thảo đất có tác dụng gì trong điều trị bệnh? Các bài thuốc dân gian từ cam thảo đất 3 Hình ảnh cây cam thảo đất tươi trước khi thu hoạch

Thành phần hóa học của cam thảo đất

Cam thảo đất chứa một lượng chất đắng rất đặc trưng và nhiều hoạt chất như ancaloit, allicin và axit silicic.

Thân cây có chứa chất dầu đặc cùng với các thành phần khác như mannitol, glucose và scopaliel. Phần rễ chứa các chất: B-sitosterol, mannitol.

Cam thảo đất có tác dụng gì?

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, cam thảo đất có những tác dụng sau:

  • Tác dụng nhuận phế.
  • Giúp thanh nhiệt, mát gan và giải độc cho cơ thể.
  • Giúp lợi tiểu và kiện tỳ.
  • Giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường và giảm huyết áp.
  • Điều trị viêm họng, ho và cảm lạnh.
  • Giúp điều trị các chứng nhiệt miệng hay rôm sảy ở trẻ em.

Cam thảo đất có tác dụng gì trong điều trị bệnh? Các bài thuốc dân gian từ cam thảo đất 1 Cam thảo đất có tác dụng gì không phải ai cũng biết

Các bài thuốc dân gian từ cam thảo đất

Chữa cảm cúm bằng cam thảo đất: Lấy 30 gam cam thảo đất, 9 gam bạc hà và 9 gam rau diếp cá. Sau khi sơ chế nguyên liệu, toàn bộ được đem đi sắc thuốc và uống. Người bệnh cũng có thể kết hợp giữa cam thảo và các vị thuốc như kinh giới, uất kim, sài hồ… để tăng thêm công dụng chữa bệnh của bài thuốc.

Điều trị lỵ trực trùng: Trong bài thuốc này, người bệnh lấy 30 gam mỗi loại gồm cam thảo đất, địa liền, lá rau muống và rau má. Sơ chế tất cả các nguyên liệu, đem sắc thành thuốc uống trong ngày. Thực hiện liên tục bài thuốc trong một tháng để bệnh cải thiện.

Điều trị dị ứng, phát ban, ngứa và nổi mề đay: Cam thảo đất được dùng để chữa bệnh ngoài da, cùng kim ngân hoa, lá mã đề và ké đầu ngựa được phối hợp với nhau mỗi thứ 20 gam, sau khi sơ chế các nguyên liệu này sẽ được sắc thành thuốc uống. Sử dụng ngày 1 lần liên tục trong 2 – 3 tuần kết hợp theo dõi sự cải thiện ngoài da.

Điều trị mụn sưng tấy: Bài thuốc này sử dụng 20 gam cam thảo đất, sài đất và kim ngân hoa. Sau khi rửa sạch các nguyên liệu thì đem sắc thành thuốc. Bạn nên uống một thang mỗi ngày. Bài thuốc này có thể được sử dụng với các nguyên liệu tươi hoặc khô.

Điều trị sốt phát ban: Bài thuốc này sử dụng cam thảo đất khô để tăng cường dược tính. Dùng 15 gam cam thảo nam, cỏ nhọ nồi và sài đất, 12 gam cây trắc bá và 20 gam củ sắn dây. Lấy các nguyên liệu rửa sạch đem sắc thành thuốc uống, mỗi ngày 1 thang.

Chữa bệnh kiết lỵ: Chuẩn bị 15 gam cam thảo đất, lá mơ lông, 20 gam cỏ seo gà. Tất cả các nguyên liệu được lấy, rửa sạch và đun sôi thành thuốc uống, mỗi ngày một thang, uống sau bữa ăn, không nên uống vào buổi tối vì nó có thể gây mất ngủ.

Điều trị tăng huyết áp và xuất huyết não: Chuẩn bị 15 gam cam thảo đất, 10 gam bạch truật, 15 gam lá sen, 10 gam tầm gửi, 10 gam mạch môn, 10 gam sinh khương, 12 gam đỗ trọng. Sắc thành 3 nước rồi trộn đều, uống hàng ngày.

Hỗ trợ chứng tiểu không thông: Một phương thuốc chữa bệnh viêm tuyến tiền liệt và chứng tiểu không thông bằng cam thảo đất tươi hoặc khô. Lấy 12 gam mã đề, 15 gam cam thảo đất, 12 gam râu ngô. Mỗi ngày sắc một thang để uống hàng ngày.

Chữa viêm họng hạt: Cam thảo đất chữa viêm họng rất tốt. Chuẩn bị 30 gam cam thảo đất, 9 gam bạc hà, 15 gam diếp cá. Giã nát lấy nước uống hàng ngày, ngày uống 3 – 4 lần để làm viên kháng, giảm đờm, giảm mủ.

Điều trị ung thư sinh phù thũng: Dùng 50 gam cam thảo đất khô, 30 gam xích tiểu đậu, 30 gam long quỳ, 10 gam đại táo. Sau khi nguyên liệu đã được sơ chế, đem đi sắc và uống hàng ngày. Bệnh nhân có thể cần uống ngày một thang chia thành hai liều trong thời gian dài hơn để nhận thấy những cải thiện cụ thể.

Chữa hen suyễn, ung thư phổi: Bài thuốc này chỉ có tác dụng cải thiện tình trạng đau và ho do ung thư phổi, còn cam thảo đất không có tác dụng điều trị dứt điểm đối với bệnh ung thư phổi. Dùng 60 gam cam thảo đất sắc làm thuốc và uống ngày 2 lần.

Phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường: Phương pháp điều trị này có thể ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, giảm sức đề kháng. Sử dụng 10 gram mỗi loại cam thảo đất và diệp hạ châu đem đi sắc, dùng uống mỗi ngày một thang.
Cam thảo đất có tác dụng gì trong điều trị bệnh? Các bài thuốc dân gian từ cam thảo đất 4 Cam thảo đất có thể đem sắc thành thuốc uống

Một số lưu ý khi sử dụng cam thảo đất

Khi sử dụng cam thảo đất, cần lưu ý một số điều sau:

  • Có thể uống thay trà mỗi ngày nhưng nên dùng vừa phải.
  • Nếu bạn sử dụng liên tục trong 3 – 5 ngày thì hãy ngưng một ngày rồi sử dụng bình thường.
  • Để sử dụng hiệu quả, nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc người có kinh nghiệm trước khi sử dụng.
  • Tùy theo cơ địa và tình trạng của mỗi người mà hiệu quả xuất hiện nhanh hay chậm.

Như vậy, qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã nắm được cam thảo đất có tác dụng gì rồi phải không? Hiện nay, cây thuốc cam thảo đất đang được rất nhiều người ưa chuộng do tác dụng chữa bệnh tuyệt vời, ngày càng có thêm nhiều người tìm mua, nguồn cung cấp cũng rất dồi dào. Vì vậy, việc tìm mua cây thuốc này không khó. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của thảo dược, bạn nên mua ở địa chỉ có thương hiệu uy tín. Và trước khi bắt đầu sử dụng cam thảo đất, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để được hướng dẫn về liều lượng và cách dùng.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp