Cây ngũ trảo và 8 tác dụng ít người biết

Cây ngũ trảo được biết tới là một vị thuốc quý, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Vậy các tác dụng cụ thể của vị thuốc này là gì? Cùng xem ngay trong bài viết sau đây để tìm hiểu những thông tin chính xác nhất nhé!

1. Tổng quan về cây ngũ trảo

Cây ngũ trảo có tên khoa học là Folium Viticis negundo, thuộc họ cỏ roi ngựa – Verbenaceae. Cây còn được gọi với các cái tên dân gian khác như chân chim, ngũ trảo răng cưa, hoàng kinh, ô liên mẫu…

Ngũ trảo là loại cây ưa sáng và ưa ẩm, do đó, cây thường xuất hiện tại các vùng đất ẩm, hoặc dưới các bụi cây ven rừng. Cây ngũ trảo có thân gỗ nhỏ, thân cây nhẵn hoặc có lông, cây sống lâu năm và có thể cao từ 3 – 5 mét. Cành ngũ trảo non thường có hình vuông, màu xám hoặc xám nâu.

Lá ngũ trảo

Lá ngũ trảo

Lá của cây ngũ trảo có hình dạng chân chim, mọc kép và đối nhau. Lá ngũ trảo có kích thước từ 5 – 8cm, chiều rộng khoảng 3 – 4 cm. Lá nhọn ở phần đầu, mép lá có răng cưa. Lá có mặt trên nhẵn và mặt dưới phủ một lớp lông mỏng, mịn có màu trắng bạc.

Cây ngũ trảo bắt đầu ra hoa vào tháng 11 và thu quả từ tháng 5 đến tháng 7 năm sau. Hoa màu tím nhạt hoặc tím lam, có đặc điểm mọc thành từng chùm nhỏ ở đầu cành. Phía mặt bên ngoài của hoa cũng được phủ lớp lớp lông mỏng màu trắng xám hoặc xám nâu.

Quả ngũ trảo là loại quả mọng, khi chín có màu đen hoặc vàng đen, trên phía đỉnh quá thường lõm nhẹ và có các đài bao bọc.

Các bộ phận của cây ngũ trảo (rễ, lá, quả và vỏ cây) đều có thể sử dụng và làm thuốc ở cả dạng tươi và khô. Để bảo quản và đảm bảo chất lượng cho các vị thuốc làm từ cây, cần bảo quản tại nơi thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

2. Các thành phần hóa học có trong ngũ trảo

Qua các nghiên cứu, các thành phần được tìm thấy trong cây ngũ trảo có thể kể đến như sau:

Alcaloid.

Tinh bột.

Crom.

Delphilipin3- Coumaroyl- Sophorosid-5-Monoglucosid.

Creatinin.

Tanin.

3. Các tác dụng đối với sức khỏe của cây ngũ trảo

Các tác dụng của cây ngũ trảo đã được chứng minh và kiểm nghiệm là tốt cho sức khỏe gồm có:

Giảm đau, chống viêm

Theo các chuyên gia, trong lá, rễ và thân của ngũ trảo có chứa các chiết xuất với tính tiêu viêm, giảm đau và chống oxy hóa hiệu quả. Dưới đây là một số cách sử dụng mà bạn có thể tham khảo:

Lá ngũ trảo đem đi rửa sạch, giã nhỏ và đắp vào phần vết thương đang bị đau hoặc sưng tấy có thể giảm đau nhanh chóng.

Sử dụng phần rễ cây đã rửa sạch, giã nát và đắp vào phần sưng của vú để chữa trị.

Lá ngũ trảo kết hợp với lá cà độc dược dã nát, bọc trong lá chuối non. Hơ nóng và đắp vào các phần bị sưng đau do ảnh hưởng của thấp khớp giúp giảm đau hiệu quả.

Rễ và thân cây ngủ sảo sau khi sao vàng, đem sắc lấy thuốc uống có tác dụng chữa tê thấp.

Lá ngũ trảo có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả

Lá ngũ trảo có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả

Kháng nấm

Một chiết xuất khác trong lá ngũ trảo là etanolic được đánh giá là có hoạt tính chống lại một số loại nấm như Trichophyton mentagrophytes, Trichophyton mentagrophytes .

Chống lại quá trình oxy hóa

Trong lá của ngũ trảo có thành phần là chiết xuất ethanol. Do đó, sử dụng lá ngũ trảo có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, hạn chế sự phát triển của các gốc tự do và làm chậm lại quá trình lão hóa.

Từ đó, giúp đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh khác như tim mạch, Alzheimer, một số bệnh lý ung thư,…

Ngăn ngừa các cơn co giật

Trong lá ngũ trảo có chứa các chất gây ức chế Pentylenetetrazole – nguyên nhân chính gây ra tình trạng co giật. Do đó, việc sử dụng nước lá ngũ trảo giúp ngăn ngừa lại các cơn co giật ngoài ý muốn có thể xảy ra.

Chữa cảm mạo, sổ mũi

Nếu đang gặp tình trạng sổ mũi, cảm cúm hay nhức đầu, bạn có thể sử dụng lá ngũ trảo theo công thức sau để điều trị, gồm có:

Kết hợp lá ngũ trảo (100gr), lá chanh, bưởi, cam và ngải cứu rửa sạch, ráo nước.

Đem đun với khoảng 5 lít nước để xông hơi.

Cách làm này giúp người bệnh ra mồ hôi và giảm hiệu quả các triệu chứng bệnh.

Hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường tiết niệu

Kết hợp lá ngũ trảo giã nát, thêm 1 – 2 lát gừng tươi và rượu trắng. Hỗn hợp này khi uống có tác dụng hỗ trợ và cải thiện các tình trạng như đi đái ra máu, viêm đường tiết niệu.

Giảm đau bụng kinh

Phụ nữ liên tục gặp các cơn đau bụng trong thời gian hành kinh có thể sử dụng lá của cây ngũ trảo để cải thiện. Cách làm cụ thể như sau:

Chọn khoảng 40gr lá ngũ trảo tươi, rửa sạch và để ráo.

Đem sắc nước uống với khoảng 500ml nước. Sắc nước đến khi còn 200ml thì dừng lại.

Nước lá ngũ trảo nên chia uống thành 2 lần/ngày. Mỗi lần uống 100ml.

Uống nước ngũ trảo giúp giảm nhẹ các cơn đau bụng kinh cho nữ giới

Uống nước ngũ trảo giúp giảm nhẹ các cơn đau bụng kinh cho nữ giới

Kiên trì thực hiện liên tục trong khoảng 10n ngày, các triệu chứng đau bụng kinh sẽ được khắc phục.

Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường ruột

Lá ngũ trảo sau khi phơi khô có thêm đem hãm và uống thay nước hàng ngày. Cách làm này giúp phòng ngừa tình trạng ngộ độc cũng như nhiễm trùng đường ruột.

Các tác dụng khác

Chữa trị tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa.

Kích thích hệ tiêu hóa.

Khắc phục các vết bỏng nhẹ.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn.

3. Các lưu ý khi sử dụng cây ngũ trảo

Khi sử dụng vị thuốc ngũ trảo, bạn cũng cần lưu ý tới một số vấn đề như sau:

Không sử dụng các thành phần như vỏ, rễ, lá, thân cây hay quả ngũ trảo đối với người có tình trạng bị suy nhược cơ thể, gầy yếu, người đang bị táo bón hoặc nóng trong người.

Không dùng với người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong ngũ trảo.

Có thêm tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định sử dụng lá ngũ trảo và không nên quá lạm dụng.

Không sử dụng vị thuốc ngũ trảo với người bị suy nhược, mệt mỏi

Không sử dụng vị thuốc ngũ trảo với người bị suy nhược, mệt mỏi

Trên đây là tổng hợp các thông tin về cây ngũ trảo dành cho bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích nhất mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Khi cần tư vấn thêm các thông tin về sức khỏe – dinh dưỡng hoặc cần đặt lịch thăm khám – chẩn đoán tại MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện để được hỗ trợ nhanh chóng.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *