Loại lá mọc ở bờ tường, bờ bụi được coi là “linh hồn” khi ăn kèm thịt chó, có 21 công dụng tuyệt vời

Chắc hẳn những “tín đồ” của thịt chó sẽ không còn xa lạ gì với loại lá mọc ở bờ tường, bờ bụi được nhắc tới ở trên, đó chính là lá mơ lông.

Lá mơ lông –  một loại lá thường xuyên được sử dụng làm rau sống, nguyên liệu để làm ra các món ăn ngon. Mặc dù khi ăn sống thì vị của chúng không được ngon cho lắm nhưng nó lại là hương vị không thể thiếu của các món ăn đặc thù riêng.

Lá mơ lông là loại lá gì?

Thế nhưng, chắc hẳn trong chúng ta, ít người biết được rằng, ngoài ăn kèm và làm rau ăn sống như trên thì lá mơ lông còn có rất nhiều tác dụng như: chữa đau khớp, đau dạ dày, viêm tai, ho gà …
Lá mơ lông là loại lá gì?
Có lẽ chỉ dân thành phố thì may ra mới không biết tới lá mơ lông, chứ lá mơ là loại rau phổ biến trong rất nhiều món ăn ở làng quê Việt. Thậm chí, nhà nào ở quê cũng có ít nhất một bụi lá mơ lông mọc trên một góc của bức tường rào xung quanh nhà.

Lá mơ còn có tên gọi khác là lá mơ lông, mơ tam thể, co tốt ma, mơ tròn, dây mơ lông, ngưu bì đồng, khau tất ma, ngũ hương đằng,…

Lá mơ lông khi vò có mùi hôi hơi khó chịu.

Cây lá mơ lông là loài thực vật dây leo, thân thảo, sống lâu năm. Thân dây leo dài từ 3-5m, thân non hơi dẹt, không có lông, có màu xanh hoặc tím đỏ. Rễ mọc thành chùm, rễ đốt mọc trên trụ bám.

Lá mơ lông mọc cách, phiến lá hình bầu dục hoặc hình tim, dài 5-10cm, rộng 2-4cm, đầu nhọn, gốc thì tròn. Hai mặt lá có màu lục hoặc mặt trên màu lục, mặt dưới màu tía. Mặt trên lá nhẵn không có lông, mặt dưới thường có nhiều lông dày hoặc không có lông, gân lá rõ ở mặt trên, cuống lá mảnh, dài 1-2cm.

Lá mơ lông là loại rau được ăn như rau sống và thường được ăn kèm với món thịt chó.
Hoa của lá mơ lông mọc thành cụm ở kẽ lá hoặc đầu ngọn, hoa có màu tím nhạt, không cuống, mọc thành thùy dài đến 30cm. Hoa có đài nhỏ, ống tràng hình phễu, màu tím và có lông mịn ở ngoài, nhị 5, bầu 2 ô. Quả có hính tròn, hơi dẹt, nhẵn, vỏ quả mỏng có màu nâu bóng, 2 nhân dẹp. Mỗi quả có 2 hạt dẹp màu đen..
Trong lá mơ lông có chứa những thành phần nào?

Có chứa protein gồm các axit amin như argenin, histidin, lysin, threonin, tyrosin, tryptophan, phenyllalanin, cystein, methionin và valin.
Có chứa vitamin C và caroten.
Mùi hôi ở lá là do có methylmercaptan.
Có chứa hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh lý cao với cơ thể người (alkaloid) gọi là paederin và tinh dầu sulfur dimethyl disulphit có tác dụng như thuốc kháng sinh.

Trong Đông y, lá mơ có vị hơi đắng, tính mát, có mùi hôi, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa các bệnh về đường tiêu hóa.
Lá mơ lông có tác dụng chữa những bệnh gì?
1. Chữa chứng bí tiểu tiện:  Lấy lá mơ tươi sắc uống ngày 2-3 lần.

Trứng rán lá mơ là món khoái khẩu của rất nhiều người.

2. Điều trị các bệnh khớp ở người già như phong thấp, đau nhức khớp

Bài thuốc 1: Lấy 1kg gồm thân cây và lá mơ băm nhỏ đã phơi hoặc sấy khô. Cho ngâm cùng với 2 lít rượu, ngâm trong 10 ngày, rồi lấy uống mỗi ngày 1-2 ly hoặc xoa bên ngoài.

Bài thuốc 2: Lấy lá mơ gãi dập pha cùng một nước sôi và một ít rượu rồi uống.

Bài thuốc 3: Lấy cả thân và lá mơ đem sắc lấy nước uống.
3. Chữa đau dạ dày:  Giã nát khoảng 2-3 lá mơ lông rồi vắt lấy nước uống 1 lần trong ngày.

Giã nát lá mơ lông rồi vắt nước uống có tác dụng chữa đau dạ dày.

4. Chữa viêm tai giữa ở trẻ

Hơ lá mơ lông trên lửa cho nóng rồi vò lá và nhét vào tai trẻ, để qua đêm đến sáng mới lấy ra. Lá mơ sẽ hút hết mủ có trong tai, trẻ sẽ hết đau.

5. Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích (đi ngoài nhiều lần, đi liên tục)

Băm nhỏ 40-100g lá mơ lông. Giã nát 10g gừng tươi, lọc lấy nước. Trộn lá mơ với nước gừng và thêm 1 lòng đỏ trứng gà, đem hấp cách thủy cho chín rồi ăn khi còn nóng.

6. Chữa tiêu chảy do nóng

Cho 16g lá mơ,8g nụ sim vào 500ml nước, sắc đến khi còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày.

7. Chữa chưng sôi bụng, ăn khó tiêu

Ăn lá mơ tươi như một loại rau trong bữa ăn hoặc giã nát lá mơ tươi lấy nước cốt uống. Liệu trình 2-3 ngày.

8. Giảm đau do bị trướng bụng, đầy hơi

Đun 15-60g lá mơ tươi với 3 bát nước, chắt bỏ bã lấy nước. Thêm nước ép trái cây vào nước lá mơ, uống hỗn hợp ngày 1 lần. Với cách dùng này không những giảm đau mà còn giúp thanh lọc cơ thể và tạo cảm giác ngon miệng hơn khi ăn.

Pause

00:00

00:11
00:31
Unmute

Powered by  GliaStudio

close

9. Trị giun sán

Giã nát 50g lá mơ mông tươi, vắt lấy nước, thêm một chút muối, uống vào buổi sáng lúc đói. Hoặc lấy cả lá và ngọn mơ cho vào nước sôi để nguội, trước khi đi ngủ dùng nước này thụt hậu môn sẽ trị được giun kim.


10. Trị chứng kiết lỵ

Lỵ mới phát: Lấy 1 nắm lá mơ và 1 nắm lá phèn đen, rửa sạch bằng nước sôi, giã nát vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày.

Lỵ lâu ngày: Lá mơ thái nhỏ, đập vào lòng đỏ trứng gà, trộn đều , bọc lá chuối hấp cách thủy hoặc nướng, chia ăn 2-3 lần trong ngày, ăn liên tục 2-3 ngày.

11. Chữa bệnh ho gà

Lấy 150g lá mơ lông, 250g cỏ mần trầu, 250g bách bộ, 250g rễ chanh, 150g cam thảo dây, 250 cỏ nho nồi, 250g rau má, 100g trần bì, 50g gừng tươi thái lát, đướng trắng. Cho tất cả vào 6 lít nước, đun sôi cho đến khi còn 1 lít, chia uống 2-3 lần trong ngày.

12. Chống co giật

Giã nát 1 nắm lá mơ tươi, thêm 1 bát nước ấm rồi vắt lấy nước, lọc bã, uống 1 lần trong ngày, trước bữa tối.

13. Làm lành vết thương:  Xay nhuyễn 1 nắm lá mơ lông rồi lấy bã đắp lên vết thương.

14. Chữa cảm lạnh:  Lấy khoảng 20-25 lá mơ tươi hấp chín ăn hoặc ăn sống.

15. Trị mụn, ghẻ:  Lấy lá mơ lông, giã nát, vắt lấy nước rồi chấm nước vào các vết mụn, ghẻ.

16. Chữa các bệnh về da như nấm da, chàm, eczema, zona

Lấy cây mơ lông gồm thân và lá, xay mịn rồi đắp vào chỗ ngứa.

17. Hỗ trợ chống suy dinh dưỡng ở trẻ

Lấy 20g rễ cây mơ và 1 cái dạ dày lợn, đem hầm nhừ, thêm gia vị vừa ăn rồi cho trẻ ăn, 2 tháng cho trẻ ăn 1 lần.

18. Kích thích tạo sữa

Lấy lá mơ nhồi với bột nếp cho hỗn hợp sệt rồi cho lên chảo xào nóng, đắp lên 2 bầu ngực 1 tiếng để kích thích sữa về cho con bú.

19. Chữa chấn thương do ngã

Lấy 60g rễ cây mơ sắc với rượu trắng, lấy nước vừa uống vừa xoa trực tiếp lên vết thương.

20. Chữa bệnh lỵ amip

Lấy 50g lá mơ lông tươi, 150g cỏ nhọ nồi tươi, 30g lá đại thanh, 16g hạt cau khô sao vàng, 12g bách bộ, 8g vỏ cây đại đã cạo bỏ vỏ ngoài và sao vàng. Cho tất cả sắc nước uống, ngày uống 3 lần, sau bữa ăn 30 phút. Ngày 1 thang trong 2 tuần, nếu có hiên tượng đi ngoài nhiều thì có thể bỏ vỏ đại.

Một số lưu ý khi sử dụng lá mơ lông.

21. Đối với các mẹ bầu, có thể dùng lá mơ như sau

Làm món ăn chống ngán bằng cách, thái nhỏ lá mơ trộn với trứng gà, thêm gia vị rán với 1 chút dầu ăn hoặc đem hấp cách thủy để ăn.

Hoặc dùng lá mơ để tẩy giun: lấy khoảng 30-50g lá mơ giã nát, 30-50g hạt trâm bầu nghiền nát, và 100g bôt nếp. Trộn hỗn hợp trên nặn thành viên rồi đem hấp, ăn 1 viên vào bữa sáng khi đói và không ăn thêm gì sau đó cho đến trưa, ăn như vậy khoảng 3-5 ngày sẽ sạch giun.

Một số lưu ý khi sử dụng lá mơ lông

Khi dùng lá mơ tươi giã lấy nước, lá mơ phải được rửa sạch và đươc rửa qua nước đun sôi để nguội để đảm bảo vệ sinh.

Lá mơ có tác dụng tiêu hủy protein nên thường được ăn kèm với các món ăn nhiều chất đạm như thịt chó, gỏi sẽ giảm cảm giác đầy bụng, nóng bụng, khó tiêu.

Khi áp dụng một số bài thuốc từ lá mơ để chữa bệnh, người bệnh cần nhận được chẩn đoán và tư vấn cụ thể của bác sĩ để có thể đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất.
Post Views: 449