Sai lầm tai hại khi luộc thịt, 90% bà nội trợ mắc phải làm mất hết chất dinh dưỡng

Nhiều người không hề biết những việc làm dưới đây lại vô tình khiến món thịt luộc kém ngon, mất chất dinh dưỡng.

Không sơ chế thịt trước khi luộc

1

Không ít người có thói quen mua thịt về là cho cả tảng vào luộc luôn, bỏ qua khâu sơ chế. Việc này vô tình làm cho thịt chín không đều, bên ngoài mềm mà bên trong còn sống.

Để thịt luộc chín đều cần thái thịt thành các khối đều nhau với độ to vừa phải. Trước khi luộc cần cạo sạch phần lông ở da, dùng chanh và muối hạt chà xát rồi rửa sạch. Chanh và muối khử mùi hiệu quả và chất citric, vitamin C giúp thịt thơm và tươi ngon hơn.

Với món thịt luộc nên chọn phần ba chỉ dưới (nạc mỡ đan xen mềm liên khối) hoặc thịt bắp giò, thịt nạc đầu giòn có nạc mỡ đan xen món ăn sẽ ngon hơn. Nếu dùng thịt nạc (thăn) để luộc nên ngâm vào trước với nước pha muối đường loãng sau đó rửa sạch lại rồi mới luộc. Việc này giúp miếng thịt mọng ngọt, không bị khô.

2

Chọc đũa, lật thịt nhiều lần khi luộc

Cách kiểm tra thịt đã chín hay chưa bằng mẹo chọc đũa vào thịt từ lâu đã được các bà các mẹ truyền lại. Tuy nhiên, bạn đừng nôn nóng mà chọc đũa hay lật thịt nhiều lần trong khi luộc, rán bởi tất cả chất ngọt và hương vị trong miếng thịt sẽ bị tan ra, khiến chất và mùi vị của thịt sẽ không còn được ngon nữa.

Thêm nước lạnh khi đang luộc

Thêm nước lạnh vào nồi nước đang sôi là sai lầm khi luộc thịt mà rất nhiều người mắc phải. Nhiệt độ giảm đột ngột sẽ khiến protein và chất béo lập tức kết tủa, các rãnh, khe hở của thịt sẽ co lại và rất khó mềm, phần nạc sẽ bị cứng hơn, mùi vị tươi ngon của thịt cũng bị ảnh hưởng. Do đó bạn nên đổ nước ngập thịt khi luộc, nếu cần cho thêm thì hãy chế nước sôi vào.

Luộc quá kỹ

3

Nhiều người sợ thịt không đủ chín nên luộc quá lâu để chắc chắn nó không còn sống. Việc đun lâu khiến phần thịt nạc bị khô, lâu hơn nữa thì toàn miếng thịt bị nhũn, bở và mất đi vị ngọt, ăn nhanh ngán.

Sai lầm luộc thịt quá lâu cũng ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, trong nhiệt độ 200 – 300 độ C, các axit amin, creatinin, đường và hợp chất vô hại trong thịt sẽ tạo ra phản ứng hóa học, hình thành một số hợp chất có hại.

Do đó, khi luộc thịt, bạn chỉ nên luộc vừa chín tới, miếng thịt sẽ giữ được vị ngọt, thơm và độ giòn dễ ăn.

Thái thịt ngay khi vừa luộc

4

Muốn đảm bảo độ nóng, nhiều người thái thịt ngay khi vừa luộc. Đây là một sai lầm vì lúc này, bạn sẽ khó thái được miếng thịt đẹp, “sắc nét” do nó còn mềm, bở. Tốt nhất là bạn cho miếng thịt vào tô nước nguội khoảng 1 phút rồi mới mang ra thái, thịt vẫn ấm nóng, vừa ngon vừa đẹp mắt.

Mẹo luộc thịt ngon

Để luộc thịt ngon, bạn phải chọn nguyên liệu chuẩn. Lý tưởng nhất là thịt ba chỉ. Thịt chân giò, đầu rồng hay nạc vai cũng ngon, tùy khẩu vị của gia đình bạn. Chọn miếng thịt có sự cân bằng giữa phần nạc và mỡ để khi thái miếng thịt được đẹp.

Thêm chút muối vào nồi nước đủ ngập thịt, cho thịt lợn đã rửa sạch vào đun lửa vừa. Khi nước bắt đầu sôi thì bắc xuống, đổ bỏ nước, rửa lại thịt rồi mới bắt đầu luộc. Thêm vào nồi nước ít muối, giấm, hành đập giập để khử mùi.

Để thịt luộc vừa độ, không nên để miếng quá to, sẽ khó chín phần bên trong, hoặc nếu chín thì lớp bên ngoài sẽ khô phần nạc, nhũn phần mỡ. Nếu miếng thịt lớn, dày, bạn nên khía ra để thịt chín đều. Thời gian luộc tùy thuộc vào kích thước miếng thịt, thường là từ 15 đến 25 phút.

Trong quá trình luộc, bạn chú ý hớt bọt để nồi nước luộc được trong, miếng thịt cũng thơm tho, sáng đẹp hơn.

Sau khi vớt thịt ra, bạn cho luôn vào âu nước lạnh (lượng nước đủ ngập thịt), chờ nguội hẳn rồi mới mang ra, để ráo nước và thái miếng. Làm cách này, miếng thịt sẽ có màu sắc trắng sáng, hồng hào; miếng thịt thái ra không bị bở.

Lưu ý: Nếu bạn luộc thịt thăn, việc canh thời gian luộc càng phải cẩn thận hơn vì nếu luộc quá lâu, thịt sẽ khô, bã. Thịt thăn luộc vừa chín tới, ăn ngay khi còn ấm sẽ mềm, ngọt, rất ngon, phù hợp với những người ăn kiêng.