Đi họp lớp hết 35 triệu đồng, bạn học nói tôi phải trả toàn bộ vì tôi giàu: Tôi thanh toán 1,4 triệu đồng rồi đứng dậy đi về, cả lớp đều nín lặng!
Anh Lưu chia sẻ, thấy anh định thanh toán tiền bữa tiệc của buổi họp lớp nên các bạn cũ liền gọi thêm rất nhiều món ăn, đồ uống đắt tiền. Sau đó, anh đã làm một hành động khiến mọi người đều bất ngờ.
Bài chia của một người đàn ông về buổi họp lớp sau khi được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc) đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng
Tôi tên là Lưu Chí Cao, năm nay 35 tuổi, có gặt hái được một vài thành tựu trong sự nghiệp. Lý do tôi thành công cũng không phải vì tôi tài tài giỏi, mà phần lớn là nhờ vào nền tảng gia đình.
Tôi lớn lên ở nông thôn, cuộc sống từng khá nghèo khó. Cha tôi làm kinh doanh, còn mẹ lo việc chăm sóc con cái. Vào năm tôi học lớp 8, cuộc sống của tôi có sự thay đổi lớn. Cha tôi kinh doanh phát triển, danh tiếng ngày càng trở nên tốt hơn, gia đình không còn khó khăn như trước nữa. Cuộc sống dần trở nên khá giả, tiền bạc dư dả hơn, mẹ tôi không còn kiểm soát việc tôi tiêu tiền thế nào. Tôi thường mời bạn học ăn uống, mỗi khi đi ăn, đi chơi đều do tôi trả tiền.
Sau khi tốt nghiệp cấp 2, tôi vào học một trường trung học khá tốt. Ở đây, hầu hết bạn học đều có điều kiện, mỗi lần đi chơi, mọi người cùng trả tiền, không còn là mình tôi trả nữa. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi dùng số tiền tiết kiệm của gia đình có để đầu tư, rất may, tôi đã thành công. Hàng ngày, những người tôi tiếp xúc đều ở cấp lãnh đạo công ty và tôi cũng bắt đầu bận rộn hơn.
Ảnh minh họa.
Gần đây có buổi họp lớp cấp 2, nhưng vì công việc bận rộn nên tôi muốn từ chối. Dù sao đã bao nhiêu năm không gặp nhau, mọi người cũng không còn giữ mối quan hệ như trước, tôi thật lòng không muốn tham gia. Sau đó, lớp trưởng liên tục gọi điện, còn nói rằng giờ tôi thành đạt rồi nên không coi trọng bạn cũ nữa, tôi đành phải đồng ý đến họp lớp.
Ngày đi họp lớp, đúng lúc tôi lại có cuộc họp, sau khi họp xong đến nhà hàng thì bạn học cũ đã bắt đầu ngồi vào bàn tiệc. Tôi đến muộn nên tự phạt một ly. Thấy vậy, các bạn học cũ bảo rằng không chỉ phạt rượu mà tôi còn phải trả tiền bữa tiệc, nói rằng trong nhóm chỉ có tôi là thành công nhất nên phải mời. Tôi nhìn đồ ăn trên bàn, ăn đoán chừng khoảng 2000 NDT (khoảng 7 triệu đồng) nên tôi cười nói rằng không sao cả.
Ai ngờ, khi biết tôi là người thanh toán tiền, các bạn học cũ liền không giữ ý nữa. Nhiều bạn gọi thêm các món ăn đắt tiền. Tôi không khỏi nghẹn lời, tiền của tôi cũng không phải tự nhiên mà có, mà là do tôi vất vả lắm mới kiếm được. Loại rượu đắt các bạn gọi tôi chỉ mời những người cực kỳ quan trọng, bình thường tôi cũng không dám uống. Vậy mà bạn học cũ lại xem tôi như một cái máy rút tiền.
Ảnh minh họa.
Trong số hơn 20 người, chỉ có một người liên tục khuyên mọi người đừng quá đáng, nói rằng tôi cũng kiếm tiền không dễ dàng. Nhưng anh ấy cũng không cản được, những người khác đều cười anh ấy là cổ hủ, bảo rằng tôi đã giàu như vậy, chúng tôi giờ gọi nhiều đồ ăn một chút thì có sao? Tôi gượng cười nhìn họ.
Sau khi đã ăn uống xong, bắt đầu có bạn học cũ nói rằng vợ và con của họ chưa từng thưởng thức món này nên muốn mang về. Những người khác cũng không ngại mà gọi thêm nhiều phần bào ngư. Chỉ có duy nhất bạn học trước đó khuyên mọi người đừng quá đáng là không gọi thêm.
Khi ăn xong, phục vụ tới hỏi, tổng cộng tiền tiệc hôm nay là 9956 NDT (khoảng 35 triệu đồng), ai sẽ thanh toán? Mọi người đều nhìn tôi. Tôi liền lấy ra 400 NDT (khoảng 1,4 triệu đồng) đưa cho phục vụ, nói: “Chúng tôi là họp lớp, trước đó đã thống nhất là chia đều chi phí, theo tính toán thì tôi phải trả 383 NDT, đây là 400 NDT, phần dư bạn cứ cầm lấy nhé”. Sau đó, tôi đứng dậy đi về. Các bạn học cũ đều tỏ ra sững sờ, có lẽ họ nghĩ tôi sẽ vì sĩ diện mà sẽ trả hóa đơn này. Họ hành xử không có chừng mực, không đặt mình vào vị trí của tôi để suy nghĩ.
Tôi không phải là kẻ ngốc. Việc tôi có tiền là chuyện của tôi, nhưng điều đó không có nghĩa tôi phải trả tiền toàn bộ bữa ăn. Thực ra đấy không phải số tiền lớn với tôi nhưng cách hành xử của họ thực sự khiến tôi cảm thấy khó chịu.
Ảnh minh họa.
Sau đó, tôi đã tìm và kết bạn với người bạn học không gọi thêm món và không gói đồ mang về. Sau khi nói chuyện, tôi mới biết anh ấy đang gặp khó khăn, cha anh ấy đang ốm nằm viện. Tôi chuyển cho anh ấy 30.000 NDT (khoảng 105 triệu đồng). Anh ấy từ chối, nói rằng tiền anh ấy có thể dần dần kiếm được. Tôi bảo anh ấy cứ cầm trước, coi như tôi cho vay, khi nào có thì trả lại tôi, nếu không đủ thì cứ nói với tôi. Anh ấy nói cảm ơn và hứa sẽ trả lại, anh ấy đã tìm nhiều người quen nhưng không ai muốn cho vay vì sợ anh ấy không trả nổi.
Tôi biết anh ấy chắc chắn sẽ trả lại số tiền đó, tôi muốn giúp đỡ anh ấy. Và những bạn kia, nghĩ rằng tôi có tiền nên phải có nghĩa vụ giúp đỡ họ. Tôi nghĩ, một ngày nào đó nếu tôi không có tiền, những người này có lẽ sẽ không thèm để mắt đến tôi. Các bạn nghĩ tôi làm vậy có đúng không?