Những lợi ích của ích mẫu đối với sức khỏe phụ nữ

Ích mẫu từ lâu được biết đến là loại dược liệu quý cho chị em phụ nữ giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, an thai,… Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về những lợi ích của ích mẫu đối với sức khỏe phụ nữ nhé!

1Ích mẫu là gì?

Ích mẫu có tên khoa học là Leonurus japonicus, thuộc họ Lamiaceae (họ Hoa môi, họ Bạc hà).

Ích mẫu là một loài cây thân thảo có hoa, sống hàng năm. Đặc điểm của cây được mô tả như sau:

Độ cao từ 0,5 đến 1m.

Thân đứng, hình vuông, có rãnh dọc.

Lá mọc đối có cuống dài. Lá ở gốc gần như tròn. Lá ở giữa dài, xẻ sâu thành thùy hẹp, các thùy có răng cưa nhọn.

Cụm hoa mọc thành những vòng dày đặc ở kẽ lá.

Tràng hoa có màu trắng, hồng hoặc tím hồng.

Quả nhỏ có 3 cạnh, bề mặt nhẵn.

Cây mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều địa phương trong cả nước như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình,… để lấy nguyên liệu làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là phần cây trên mặt đất và hạt (sung úy tử), tùy vào mục đích sử dụng mà lựa chọn phương pháp chế biến cùng với rượu hoặc giấm,…

Thành phần hoạt chất chính có tác dụng sinh học trong cây ích mẫu là alcaloid (leonurine, stachydrine), flavonoid và rutin.[1]

Bộ phận dùng làm thuốc là phần cây ích mẫu trên mặt đất và hạt (sung úy tử)

Bộ phận dùng làm thuốc là phần cây ích mẫu trên mặt đất và hạt (sung úy tử)

2Lợi ích của ích mẫu đối với sức khỏe phụ nữ

Theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, ích mẫu mang đến nhiều tác động có lợi cho sức khỏe của phụ nữ như:[1][2]

Tăng co bóp tử cung, co hồi tử cung sau đẻ.

Ngừa thai.

Hành huyết thông kinh, trục ứ huyết, sinh huyết mới, trị bế kinh, kinh nguyệt không đều.

Chữa kinh nguyệt quá nhiều.

Chữa ứ huyết ở bụng sau đẻ.

Cầm máu tử cung trong trường hợp bị rong huyết sau đẻ.

Chữa viêm niêm mạc dạ con.

Theo Y học cổ truyền, ích mẫu mang đến nhiều tác động có lợi cho sức khỏe của phụ nữ

Theo Y học cổ truyền, ích mẫu mang đến nhiều tác động có lợi cho sức khỏe của phụ nữ

Theo Y học hiện đại

Theo Y học hiện đại, ích mẫu đã được chứng minh và công nhận một số tác dụng dược lý có lợi cho sức khỏe của phụ nữ, cụ thể như sau:[2][3]

Kích thích tử cung tại chỗ, làm cho tử cung co thắt nhiều và mạnh hơn giúp co tử cung sau đẻ.

Lợi tiểu, tiêu viêm.

Hoạt huyết, điều kinh, trừ ứ, trị kinh nguyệt không đều.

Trị vô sinh, khí hư, sản dịch, đau bụng sau sinh.

Ích mẫu đã được chứng minh và công nhận các tác dụng có lợi cho sức khỏe phụ nữ

Ích mẫu đã được chứng minh và công nhận các tác dụng có lợi cho sức khỏe phụ nữ

3Liều dùng ích mẫu

Thông thường, việc sử dụng cây ích mẫu cần tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là liều ích mẫu được khuyến nghị, bạn có thể tham khảo:[3]

Liều dùng thông dụng: 6 – 12 g/ngày.

Giới hạn liều dùng: không sử dụng quá 30g ích mẫu một ngày.

Liều ích mẫu được khuyến nghị là 6 đến 12g một ngày

Liều ích mẫu được khuyến nghị là 6 đến 12g một ngày

4Một số bài thuốc có sử dụng ích mẫu

Các bài thuốc chứa ích mẫu đã được lưu truyền nhiều đời trong dân gian, chúng có thể hỗ trợ trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến tử cung, kinh nguyệt và sản hậu ở phụ nữ. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc sẽ khác nhau phụ thuộc vào từng đối tượng sử dụng do cơ địa, tuổi, cân nặng và tình trạng bệnh lý.[1][4][3]

Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh

Nguyên liệu: Mỗi vị 12 g bao gồm ích mẫu, hương phụ, ngải cứu, bạch đồng nữ.
Cách làm – cách sử dụng: Sắc nước uống, mỗi ngày một thang.

Ích mẫu trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh

Ích mẫu trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh

Bài thuốc giúp tử cung co hồi sau đẻ

Nguyên liệu: Ích mẫu (36g), đương quy (9g).
Cách làm: Sắc uống.
Cách sử dụng: Sắc nước uống, chia thành 3 lần trong ngày.

Ích mẫu có tác dụng làm co hồi tử cung sau đẻ

Ích mẫu có tác dụng làm co hồi tử cung sau đẻ

Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều, thống kinh

Nguyên liệu: Ích mẫu (800g), ngải cứu (200g), hương phụ (250g), xi rô và cồn (150ml) nấu vừa đủ 1 lít.
Cách làm: Sắc nước uống.
Cách sử dụng: Uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 – 20ml.

Bài thuốc chứa ích mẫu trị kinh nguyệt không đều, thống kinh

Bài thuốc chứa ích mẫu trị kinh nguyệt không đều, thống kinh

Bài thuốc bổ huyết điều kinh

Nguyên liệu: Ích mẫu (80g), nga truật (60g), ngải cứu (40g), củ gấu (40g), hương nhu (30g).
Cách làm: Các vị thuốc đem sao, sau đó tán bột rồi trộn với đường thành viên to bằng hạt đậu xanh.
Cách sử dụng: Uống 60 viên mỗi ngày, chia làm 3 lần (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Ích mẫu có tác dụng bổ huyết điều kinh

Ích mẫu có tác dụng bổ huyết điều kinh

Bài thuốc trị sản hậu huyết bị bế không ra được

Nguyên liệu: Ích mẫu tươi, rượu.
Cách làm: Ích mẫu đem giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó pha thêm vào nước cốt một ít rượu.
Cách sử dụng: Uống 1 chén.

Ích mẫu tươi giã nát, vắt lấy nước, thêm ít rượu, uống trị sản hậu huyết bị bế không ra được

Ích mẫu tươi giã nát, vắt lấy nước, thêm ít rượu, uống trị sản hậu huyết bị bế không ra được

Bài thuốc trị tắc tia sữa

Nguyên liệu: Ích mẫu đã phơi khô.

Cách làm: Tán bột (nghiền ích mẫu thành bột) rồi hòa với nước.

Cách sử dụng: Bôi hỗn hợp (bột ích mẫu + nước) lên vú và massage nhẹ nhàng.

Bột ích mẫu hòa vào nước bôi lên vú giúp chữa tắc tia sữa

Bột ích mẫu hòa vào nước bôi lên vú giúp chữa tắc tia sữa

5Lưu ý khi sử dụng ích mẫu

Mặc dù ích mẫu là một vị thuốc khá an toàn nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số nguyên tắc khi sử dụng để có thể hạn chế các tác dụng không mong muốn, cụ thể như sau:[1][4][3]

Không dùng ích mẫu trong các trường hợp sau: Phụ nữ đang mang thai, người bị máu khó đông (vì làm tăng nguy cơ chảy máu), người có đồng tử mở, người có tiền sử huyết hư nhưng không có ứng huyết, trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết điều kinh, kỵ thai.

Dùng ích mẫu với liều lượng được khuyến nghị.

Dùng nhiều lá ích mẫu có thể gây mệt mỏi, tăng tiết mồ hôi, khó thở và dẫn đến suy nhược cơ thể.

Tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi dùng ích mẫu.

Tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi dùng ích mẫu

Tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi dùng ích mẫu