Nhà đất rộng hay chật hẹp bạn cũng phải trồng cây này ngay hôm nay – nhớ tìm hiểu để biết.
Lá xoài non là vị thuốc dân gian giúp hạ đường huyết và phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Theo Đông y, lá xoài có vị chua ngọt, đặc tính mát, thường được dùng để hạ nhiệt, lợi tiểu, chống sa nội tạng, chữa phù thũng và các bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho, viêm phế quản cấp hoặc mạn tính.
Công dụng chữa bệnh tiểu đường của lá xoài non xuất phát từ chất anthxyanhdin. Đây là chất có tác dụng hạ đường huyết cực hiệu quả, đồng thời phòng trừ rất tốt những biến chứng ở mạch máu và mắt do bệnh tiểu đường.
Hiện tại, nhiều y bác sĩ phương Tây cũng sử dụng các chiết xuất từ lá xoài non như một phương pháp hỗ trợ trong quá trình trị liệu cho bệnh nhân tiểu đường, đái tháo đường và người có nồng độ cholesterol cao.
Lợi ích từ lá xoài
Điều trị sỏi thận và sỏi mật
Lấy lá xoài phơi khô trong bóng râm hoặc sấy, sau đó nghiền thành bột và ngâm trong một cốc nước để qua đêm. Gạn sạch cặn và giữ lại nước, uống nó mỗi ngày để đánh tan những viên sỏi và đào thải chúng ra ngoài cơ thể.
Ngăn ngừa các vấn đề dạ dày
Ngâm một vài lá xoài trong nước ấm, đậy kín nắp và để qua đêm. Sáng hôm sau, lọc nước và uống khi đói. Hỗn hợp nước này sẽ có tác dụng như một loại thuốc bổ dạ dày và giúp ngăn ngừa nhiều bệnh liên quan đến dạ dày.
Cải thiện các vấn đề hô hấp
Lá xoài rất tốt cho những người bị cảm lạnh, viêm phế quản và hen suyễn. Đun sôi lá xoài trong nước cùng với một ít mật ong, uống nước này hàng ngày sẽ giúp chữa ho hiệu quả, đồng thời khắc phục tình trạng mất giọng.
Do vậy, ngoài sử dụng nước lá xoài, bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ, dùng các thực phẩm có chỉ số GI thấp. Nguy hiểm nhất đối với bệnh nhân đái tháo đường là đường huyết dao động chứ không phải là đường huyết quá cao hay quá thấp. Để cải thiện tình trạng bệnh, khi nấu cơm nên trộn thêm cám gạo, chia nhỏ bữa ăn, tránh tuyệt đối các loại đường tinh luyện, nước uống có ga, thực phẩm chế biến sẵn.
Nguồn : https://phunutoday.vn/nha-dat-rong-hay-chat-hep-ban-cung-phai-trong-cay-nay-ngay-hom-nay-d137742.html
Rau răm cũng là cây nhất định phải trồng rau răm trong nhà
Ít người biết rau răm ra hoa kết quả hằng năm trên những cây không bị cắt, hái ngọn thường xuyên. Cành và lá rau răm vừa là rau quen, vừa là dược liệu quý. Bài viết này sẽ cho bạn biết lí do vì sao nhất định phải có cây rau răm trong nhà?
Theo đông y rau răm có vị cay nóng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ích trí, minh mục, tiêu thực, sát trùng. Tác dụng của rau răm khi ăn sống ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.
Đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
– Mùa hè say nắng: Giã rau răm tươi, vắt cốt đun sôi uống.
– Chữa kém ăn: Rau răm dùng theo gia vị hoặc sử dụng cả cây 10-20 g sắc uống sau bữa ăn.
– Chữa đau bụng, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước: Lấy nước ép rau răm tươi thân đỏ 25-30 ml/lần/ngày, uống 2 lần.
– Chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng: Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi hoặc giã nát xát, còn bã đắp rồi băng lại.
– Chữa bỗng dưng đau tim không chịu nổi: Dùng rễ rau răm 50 g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.
– Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.
– Cảm cúm: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.
– Chữa rắn cắn: Rau rắm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).
– Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
Lưu ý: Rau răm không độc nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y, ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu t.ìn.h d.ụ.c.