Con dâu mua túi hàng hiệu cả trăm triệu nhưng lại tiếc 500 ngàn bó lá cho mẹ chồng gãy tay khiến ai cũng phẫn nộ

0
14133

Nửa tháng trước, con trai gọi điện thông báo vợ nó mang thai con đầu lòng. Tôi mừng quá mới ra chuồng gà bắt mấy con làm thịt để gửi cho con dâu tẩm bổ.

Tôi là giáo viên về hưu. Ông nhà tôi mất sớm, tôi ở vậy nuôi con trai ăn học thành người, xin việc cho nó làm thẩm phán tòa án rồi lấy vợ. Nhà thông gia của tôi cũng thuộc dạng có điều kiện, họ yêu cầu con trai tôi phải đến ở rể thì mới gả con gái cho. Thương con, tôi đồng ý và động viên nó biết điều đối nhân xử thế đúng lễ nghĩa với nhà vợ.

Con trai thương mẹ, vài lần nó bảo hay là mẹ bán nhà ở quê đi xuống Hà Nội ở cùng để tiện chăm sóc, nhưng tôi không nghe. Nếu chỉ có con trai và con dâu thì không sao, đằng này còn ông bà thông gia nữa, sao mà sống thoải mái được. Tôi ở quê còn có bà con làng xóm, anh em họ hàng, nuôi vài con gà lấy trứng, trồng rau thỉnh thoảng gửi xuống cho các con là vui lắm rồi.

Con trai thương mẹ, vài lần nó bảo hay là mẹ bán nhà ở quê đi xuống Hà Nội ở cùng để tiện chăm sóc, nhưng tôi không nghe. (Ảnh minh họa)

Kể về con dâu tôi, cháu làm tiếp viên hàng không. Qua 5 năm làm dâu, cháu về quê được 4 lần, 2 lần tết nguyên đán, 2 lần giỗ bố chồng. Lần nào cũng chớp nhoáng, sáng về, chiều đi. Tôi biết con bận công việc, tôi không bao giờ trách móc chuyện ấy. Tuy nhiên, điều khiến tôi bận lòng là con dâu rất hẹp hòi, coi thường và tính toán với mẹ chồng từng chút.

Chưa một lần nào con bảo cho mẹ năm, ba trăm nghìn để mua đồng quà, tấm bánh hay thuốc thang những lúc ốm đau. Ấy vậy mà về giỗ bố chồng, con tự hào khoe với các thím mua cái túi hàng hiệu màu nâu bé tí ti bằng 2 bàn tay mà hơn 100 triệu đồng làm ai cũng phải trố mắt xuýt xoa.

Chưa hết, con còn kể: “Thế này đã là gì đâu, cháu còn có đồng hồ gần 300 triệu cơ mà”.

Thím út nửa đùa nửa thật: “Thế cái nào bỏ thì mang về cho mẹ cháu”.

“Mẹ cháu quê thế kia, sao mà dùng được đồ hiệu, không hợp đâu thím!”.

Con dâu tôi thông minh, xinh xắn, vậy mà nói ra câu nào cũng khiến người khác phải đau lòng. Con có điều kiện, được ăn sung mặc sướng thì tôi mừng cho con. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là con có quyền coi thường và tính toán với mẹ chồng một cách tầm thường như thế.

Nửa tháng trước, con trai gọi điện thông báo vợ nó mang thai con đầu lòng. Tôi mừng quá mới ra chuồng gà bắt mấy con làm thịt để gửi xuống cho con dâu tẩm bổ. Trời nhá nhem tối lại mưa nên tôi trượt chân ngã gãy tay. May nhờ có bác Tính hàng xóm sang đưa đi viện. Chụp chiếu xong, bác sĩ kết luận tôi bị gãy xương cánh tay. Trong xóm có ông thầy lang chuyên bó lá giỏi lắm, vậy nên tôi không bó bột mà xin về bó lá hết có 500 ngàn đồng.

Con trai biết tin, nó tức tốc về trong đêm. Về đến nhà, nó gọi video cho vợ để thông báo tình hình của tôi. Trong điện thoại, con dâu không một câu hỏi thăm mẹ chồng, nó nói trống không: “Bó lá hết có 500 ngàn thôi mà mẹ cũng phải bắt chồng con về, vợ chồng con mới đi sinh nhật bạn, anh ấy uống rượu nên không thể lái xe, phải thuê taxi về trong đêm vừa tốn kém lại nguy hiểm. Mà 500 ngàn thì mẹ tự bỏ tiền ra nhé, tiền taxi anh nhà con về đã tốn lắm rồi, chắc ví của anh hết tiền rồi đó mẹ”.

Tôi nghe mà chua xót. Bản thân có lương hưu, chưa phải sống phụ thuộc vào con cái ngày nào vậy mà tôi vẫn bị đối xử như vậy thì thử hỏi, sau này già yếu nằm một chỗ thì sao đây? Mua túi hàng hiệu cả trăm triệu không tiếc, chồng đi taxi về với mẹ hết hơn triệu bạc cũng tiếc, còn tiếc không trả cho mẹ cả 500 ngàn tiền bó thuốc.

Là một người mẹ, tôi yêu thương con trai và cả con dâu. Tôi không mong đợi tiền bạc hay những món quà đắt tiền từ chúng, điều tôi mong muốn là sự quan tâm, chăm sóc và lòng chân thành từ con bé.

Là một người mẹ, tôi yêu thương con trai và cả con dâu. (Ảnh minh họa)

LEAVE A REPLY