Quả đậu rồng có công dụng thần kỳ gì với sức khỏe?

Đậu rồng chứa nhiều axit amin, trong đó hàm lượng lysine cao hơn đậu nành, được mệnh danh là vua của các loại đậu.

Hàm lượng vitamin E, carotene, sắt, canxi, kẽm, phốt pho, kali và các thành phần khác trong đậu rồng nhiều hơn các loại rau khác.

 

Loại quả này rất giàu chất dinh dưỡng và giá trị chữa bệnh, được bán như loại rau quý hiếm tốt cho sức khỏe ở các thị trường Đông Nam Á, châu Âu và Hoa Kỳ. Dưới đây là những lợi ích dành cho sức khỏe nếu bạn ăn đậu rồng.

Bảo vệ tim mạch

Đậu rồng là loại rau chứa nhiều chất xơ hòa tan, nên được Đông y đánh giá là thành phần giúp làm loãng mỡ máu, thường xuyên ăn loại quả này giúp giảm cholesterol.

Hai chất vitamin A và vitamin C trong loại quả này, có thể ngăn ngừa cholesterol lắng đọng trong cơ thể và thành mạch máu, giúp ổn định huyết áp và giảm bớt gánh nặng cho trái tim con người.

Ngoài ra chất xơ trong đậu rồng còn có lợi cho giúp tiêu hóa, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, ổn định lượng đường trong máu.

Bảo vệ mạch máu

Trong đậu rồng chứa thành phần chống oxy hóa tự nhiên, hàm lượng vitamin E, flavonoid tương đối cao. Những chất này giúp tránh lão hóa mạch máu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, phòng tránh xơ cứng động mạch.
Bài viêt liên quan  Ấm nước dùng lâu bị đóng cặn: Cho thứ này vào đun sôi 1 lần là sạch bong, không mất công cọ rửa

Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng

Những vitamin trong đậu rồng giúp cơ thể cải thiện hệ miễn dịch. Chất kẽm có trong đậu rồng giúp lá chắn bảo vệ cơ thể được tăng cường sức mạnh lên nhiều lần, giúp bạn ít ốm hay cảm thông thường.

Tốt cho da và tóc

Đậu rồng rất giàu protein chất lượng cao, axit béo không bão hòa, vitamin, đồng và các chất dinh dưỡng khác.

Ăn đậu rồng thường xuyên có lợi ích rất lớn cho làn da và mái tóc con người, nó có thể làm tăng quá trình trao đổi chất của da, từ đó thúc đẩy giải độc cơ thể và giữ cho làn da tươi trẻ.

Caroten và vitamin A trong đậu rồng còn rất có lợi cho mắt, giúp ngăn ngừa quáng gà, chống suy giảm thị lực.

Thu Hiền(Nguồn: Sohu)