Ngải cứu vốn đã tốt, đem phơi khô còn có 4 tác dụng kì diệu: Càng biết sớm càng được lợi

0
3936

Ai cũng biết ngải cứu rất tốt cho sức khỏe. Hơn cả một loại rau, ngải cứu còn là loại thảo dược tự nhiên, được nhiều người yêu thích sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, mọi người hay dùng ngải cứu tươi, còn mình thì mình thích dùng ngải cứu khô hơn.

hình ảnh

Không chỉ làm rau ăn mà ngải cứu còn hay được mọi người dùng để trị bệnh. Ảnh minh họa, nguồn: Công lý &Xã hội

Mình hay lấy lá ngải cứu phơi khô lên rồi để dùng dần. Hồi trước không biết nên chả biết lối mà dùng. Sau này được mách thì đúng kiểu hối hận vì không biết sớm hơn. Chẳng là mình bị mất ngủ đã nhiều năm. Mình cũng đã sử dụng rất nhiều thứ như hạt sen, tâm sen rồi nhụy hoa nghệ tây… nhưng mà nó chỉ đỡ được ít hôm rồi đâu lại vào đấy. Thuốc cũng sử dụng rất nhiều loại mà chả ăn thua.

Đến một ngày nọ, mình được mách cho cách dùng ngải cứu khô. Thật tuyệt vời khi mình đã chấm dứt được tình trạng thao thức suốt đêm. Mình nghĩ, chị em phụ nữ chúng mình hẳn là ai cũng sẽ bị mất ngủ nên muốn chia sẻ lại, biết đâu lại có ích với mọi người.

Mình tìm hiểu trên báo cũng thấy người ta nhắc tới các tác dụng của loại ngải cứu khô. Như vậy, từ giờ ngoài việc sử dụng ngải cứu tươi thì bạn hoàn toàn có thể phơi khô để trữ dùng trong những ngày đông giá rét chẳng hạn.

Thông tin về công dụng và cách dùng, mình để bên dưới nha.

Gội đầu bằng lá ngải cứu khô – Cách trị mất ngủ, tóc nhiều gàu hiệu quả

Ngải cứu được mệnh danh là ‘vua của các loại thảo mộc’ vì có tác dụng đả thông 12 kinh, điều kh trừ ẩm, tán hàn, cầm máu… Ngai cứu cũng được dùng trong châm cứu.

Với những người có chất lượng giấc ngủ kém hay tóc bị nhiều gàu, dùng ngải cứu khô để gội đầu là tốt nhất. Khi gội đầu bằng lá ngải cứu, các hoạt chất trong đó sẽ giải chất phong hàn, sinh nhiệt và thẩm thấu vào cơ thể thông qua hoạt động xoa bóp. Điều này nhằm trị chứng tỳ vị hàn đau, tiêu chảy ẩm lạnh.

Bên cạnh đó, tinh dầu ngải cứu có mùi thơm nhẹ với công dụng giảm căng thẳng thần kinh, làm dịu tâm trí. Hơn nữa, nó cũng giúp làm giảm đau đầu nên có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả.

Ngoài ra, lá ngải cứu khô còn có tác dụng trị gàu, giảm ngứa nhờ khả năng tiêu diệt vi khuẩn phát triển trên bề mặt da.

Khi mới gội đầu bằng ngải cứu, chị em nên gội 3 lần/tuần. Sau đó có thể gội rút xuống 1 – 2 lần/tuần.

hình ảnh

Gội đầu bằng ngải cứu khô rất tốt. Ảnh minh họa, nguồn: VNE

Trà ngải cứu – Thức uống cho những chị em có kì kinh không đều

Lương y Vũ Quốc Trung – Trưởng phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng (Hà Nội) cho hay: Chị em phụ nữ nếu có chu kỳ không đều thì có thể tận dụng lá ngải cứu khô làm thành trà uống để cải thiện. Loại nước uống này có khả năng tăng cường hoạt động lưu thông máu, làm ấm tử cung. Từ đó, giúp chu kỳ đều đặn và làm giảm cơn đau do kì kinh gây ra.

Bạn có thể làm trà ngải cứu bằng cách: Lấy 10g lá ngải cứu khô sắc với 200ml nước. Bạn sắc cho tới khi còn 100ml thì dừng lại, chia ra uống 2 lần/ngày. Nếu thấy khó uống quá thì có thể thâm chút đường, nên uống trước ngày kinh dự kiến hoặc đang trong thời gian hành kinh đều được.

Đau nhức xương khớp đã có tắm lá ngải cứu lo

Phụ nữ sau sinh thường gặp tình trạng đau nhức xương khớp. Để cải thiện, chị em có thể dùng 50g ngải cứu khô cùng vài lát gừng đun thành nước để tắm.

Ngải cứu khô sẽ điều hòa khí huyết, làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn và xoa dịu thần kinh. Từ đó có thể làm giảm các cơn đau nhức. Đó là lý do vì sao mà phụ nữ sau sinh hay được khuyên dùng ngải cứu để tắm. Loại lá này sau khi phơi khô cũng có thể dùng để làm dịu cơn đau xương khớp do tuổi tác gây ra.

Không chỉ thế, việc tắm lá ngải cứu còn giúp làm dịu các cơ đang bị đau hay các chỗ sưng viêm. Nó cũng có công dụng làm đẹp da, tẩy tế bào chết.

Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu – Cách đơn giản để phòng cảm lạnh

Với những người hay bị cảm lạnh thì không nên bỏ qua công dụng tuyệt vời của loại lá này. Ngải cứu có tính ấm nên việc ngâm chân bằng lá ngải cứu khô có thể trừ ẩm, giảm ngứa và tê phù. Thực hiện ngâm chân đều đặn sẽ giúp giảm stress, chữa chóng mặt, giảm cảm giác mệt mỏi, điều trị chứng tổn thương khớp, phòng bệnh tim… Đặc biệt, người hay bị cảm lạnh mà ngâm thường xuyên sẽ có thể sớm tạm biệt tình trạng hơi ‘gió thổi cỏ lay’, thay đổi thời tiết cái là ốm.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ không nên ngâm quá 30 phút và cũng không ngâm lúc bụng đói hay ngay sau khi ăn nhé.

LEAVE A REPLY