Chân giò trước hay chân giò sau ngon hơn, làm cách nào để phân biệt, tránh mua nhầm?

0
68

 Chân giò lợn có thể dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chân giò trước hay chân giò sau ngon hơn?

Cách phân biệt chân giò trước và chân giò sau

– Nhìn hình dáng

Chân giò trước thường sẽ phải chịu trọng lực của cơ thể đè xuống và di chuyển nhiều nên có hình dáng to, thô và hơi cong. Thịt chân giò thường dày hơn, có thể dễ dàng nhìn thấy các nếp nhăn trên bề mặt chân giò trước.

Chân giò sau chủ yếu hỗ trợ vận động, ít chịu lực hơn nên thường có hình dáng mảnh hơn chân giò trước. Chân sau cũng thẳng hơn, ít thịt, bề mặt ít nếp nhăn hơn so với chân giò trước.

– Nhìn móng của chân giò

Móng lợn thường có 4 ngón. Khi di chuyển, sẽ chỉ có 2 ngón chạm mặt đất. Ở chân giò trước, các ngón chân của lợn thường lớn và đều nhau. Trông chúng cũng khá mượt mà. Trong khi đó, ngón chân ở chân sau sẽ thô hơn và thường có kích thước không đồng đều.
chan-gio-01
Sự khác nhau về hương vị của chân giò trước và chân giò sau

Chân giò trước thường có phần thịt dày, nhiều gân nên khi nấu lên sẽ dai ngon hơn. Trong khi đó, chân giò sau ít thịt hơn, xương to hơn. Tùy theo món ăn, bạn có thể lựa chọn chân giò trước hoặc chân giò sau cho phù hợp. Với các món om, quay, nướng thì nên dùng chân giò trước. Với các món hầm, canh… thì có thể chọn chân giò sau.

Dù chọn phần chân trước hay chân sau, bạn cũng nên chú ý đến những điều sau khi mua chân giò lợn.

Khối thịt chân giò phải rắn chắc. Dùng tay ấn vào miếng chân giò thấy có độ đàn hồi tốt. Quan sát phần thịt thấy thờ thịt đều, mặt cắt của miếng thịt khô ráo, màu sắc tươi hồng.

Thịt lợn siêu nạc thường có mùi tanh khó chịu hơn thịt lợn sạch.

Không nên mua loại thịt bị cứng khô, ấn vào không có độ dàn hồi, cảm giác bên trong bị ứ nước, cắt ra thấy có dịch vàng.

Chân giò ngon thường có màu hồng tươi, vết cắt khô ráo, máu sắc tự nhiên, tươi sáng, không có nhớt, không chảy dịch.

Chân giò mua về cần cạo sạch lông và các chất bẩn bám ở phần móng. Tùy theo món mà bạn có thể có cách sơ chế khác nhau. Với một số món, người ta có thể thui chân giò trên lửa trước khi nấu để loại bỏ phần lông còn sót lại cũng như giúp món ăn thơm ngon hơn.

xem thêm;

Cách trữ bưởi ăn Tết: Để 2-3 tháng không héo, không ủng, vỏ vẫn vàng óng, bưởi xuống nước ăn ngọt lịm

Cách bảo quản bưởi Diễn rất đơn giản. Chỉ cần làm đúng những thao tác này, bưởi sẽ tươi ngon trong nhiều tháng, không sợ bị hỏng.

Cận Tết là thời gian các nhà vườn thu hoạch bưởi. Trong số rất nhiều loại bưởi, bưởi Diễn là loại được mọi người ưa chuộng. Đây là một giống bưởi ở miền Bắc, có vị ngọt mát, đậm đà. Trước đây, bưởi Diễn thường được dùng để tiến vua, thể hiện sự cao sang, quyền quý.

Bưởi Diễn có một đặc điểm là càng để lâu càng ngon, vị ngọt càng đậm.

Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản, bưởi sẽ nhanh chóng bị thối, mốc. Để quản quản bưởi Diễn được lâu, bạn hãy tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây.

Chọn bưởi Diễn ngon

Bưởi Diễn quả to, vỏ nhẵn mịn, có cành lá dùng để chưng cúng trên bàn thờ sẽ đẹp. Tuy nhiên, loại này dễ bị khô, không nhạt, vị ngọt. Những quả bưởi nhỏ, vỏ rám thường ngon hơn. Có thể chọn loại bưởi tầm 6 lạng đến 1kg/quả. Cầm quả bưởi lên thấy nặng tay. Đó là dấu hiệu cho thấy bưởi mọng nước, tép bưởi không bị khô.

Nếu muốn bảo quản bưởi Diễn được lâu, bạn nên chọn quả có núm trên phần cuống quả. Như vậy vi khuẩn sẽ khó xâm nhập vào bên trong làm bưởi bị hỏng.

Bảo quản bưởi Diễn

Bưởi mua về dùng khăn lau sạch phần vỏ bên ngoài. Sau đó, lấy một chiếc khăn khác, thấm ít rượu trắng và lau xung quanh quả bưởi. Đây là một mẹo nhỏ của các nhà vườn giúp vỏ bưởi có màu đẹp. Sau khoảng 3-4 ngày, bưởi sẽ lên màu vàng đậm đẹp mắt.

Lấy vôi tôi bôi trực tiếp lên cuống quả bưởi. Vôi có tác dụng khử khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong quả bưởi.
bao-quan-buoi-dien-01
Nếu muốn vỏ bưởi tươi lâu, cứ khoảng 2-3 ngày, bạn có thể lấy khăn ẩm lau vỏ bưởi một lần (chú ý không lau vào phần cuống). Đây là cách cấp nước cho quả, giúp phần vỏ không bị khô héo, nhăn nheo.

Xếp bưởi Diễn ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng hãy kiểm tra bưởi một lần để kịp thời phát hiện xem có quả nào bị thối, mốc hay không. Nếu có thì cần loại bỏ ngay để vi khuẩn không lây lan sang các quả khác, làm hỏng tất cả chỗ bưởi bạn đang bảo quản.

Mẹo tận dụng vỏ bưởi

Mỗi khi ăn bưởi, bạn không nên bỏ phần vỏ. Vỏ bưởi có rất nhiều công dụng hữu ích, giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề trong gia đình.

– Dùng vỏ bưởi để dưỡng tóc

Vỏ bưởi chứa nhiều vitamin A, C có tác dụng dưỡng tóc, giúp tóc khỏe mạnh hơn. Từ lâu, người ta đã sử dụng bưởi để dưỡng tóc, ngăn ngừa tóc gãy rụng.

Bạn có thể lấy vỏ bưởi để đun nước gội đầu. Kết hợp vỏ bưởi với các loại thảo mộc khác như bồ kết, sả… sẽ giúp nuôi dưỡng tóc một cách tự nhiên.

Phần tinh dầu trong vỏ bưởi có tác dụng kích thích mọc tóc. Bạn có thể dùng vỏ bưởi tươi cho lên tóc, bóp nhẹ để tinh dầu trong vỏ bưởi tiết ra. Massage tóc nhẹ nhàng cho tinh dầu thấm vào tóc.

– Đuổi côn trùng

Cho vỏ bưởi khô vào túi lưới rồi treo quanh nhà, nhất là khu vực cửa sổ, cửa ra vào, các ngóc ngách muỗi hay tụ tập sẽ giúp đuổi muỗi rất tốt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đốt vỏ bưởi khô để mùi hương tỏa ra khắp nhà giúp xua đuổi côn trùng.

LEAVE A REPLY