Mâm ngũ quả không phải cứ bày nhiều loại mới là tốt, có những loại hoa quả cực k:ỵ nhau khi cùng cho lên b:àn th:ờ, nhiều nhà rất hay xếp chung

0
61

Mâm ngũ quả ngày Tết là một phần không thể thiếu khi trang trí bàn thờ đón năm mới. Bàn thờ tổ tiên dù lớn hay nhỏ gì cũng cần một mâm trái cây cho tươm tất. Mâm ngũ quả đầy đủ, chỉn chu sẽ thể hiện tấm lòng của gia chủ với ông bà tổ tiên. Đó là tấm lòng hiếu thuận, tôn kính đối với ông bà. Tuy nhiên, sắp xếp mâm ngũ quả cũng cần chú ý các yếu tố phong thủy và kiêng kỵ. Tất cả sẽ ảnh hưởng đến giá trị của bàn thờ và vận mệnh gia đình. Hãy cùng Làng Gốm Bát Tràng tìm hiểu nhé!

Chưng mâm ngũ quả ngày TếtChưng mâm ngũ quả ngày Tết

Nguyên tắc bày mâm ngũ quả theo phong thủy

Thông thường mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Số 5 đại diện cho ngũ phúc: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Đây là 5 điều quý giá mà con người luôn mong mỏi đạt được trong năm mới. 5 màu sắc thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên.

Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, thường là các loại quả: Hồng, táo tây, thanh long…
Màu trắng tượng trưng cho hành Kim, người Việt hay chọn quả mận hoặc lê cho mâm ngũ quả
Hành Mộc: Những loại quả như chuối xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, quả na, sung, dừa, dưa hấu…
Hành Thổ có thể chọn những loại quả có màu nâu, nâu đất hay vàng. Ví dụ như xoài chín, bưởi, quýt vàng, cam vàng…
Màu đen tượng trưng cho hành Thủy. Có thể chọn những loại quả như nho đen hoặc các quả có màu tối, sậm.

Các màu ứng với ngũ hành trong mâm trái cây

Mâm ngũ quả đại diện cho ngũ hànhMâm ngũ quả đại diện cho ngũ hành

Mâm ngũ quả ở 3 miền nước ta có sự khác biệt nhất định. Tùy vào phong tục tập quán mỗi vùng mà mâm ngũ quả sẽ thêm bớt hoặc thay thế một vài loại trái cây. Một số gia đình còn cầu kỳ chọn số lẻ trong mâm ngũ quả. Vì theo phong thủy, những số lẻ là số dương, tụ tập tất cả những vận khí tốt. Chọn số lẻ khi chưng mâm ngũ quả sẽ được thần linh phù hộ cho mọi chuyện suôn sẻ.

Mâm ngũ quả ngày Tết ba miền

Mâm ngũ quả miền Bắc

Cách bày mâm ngũ quả truyền thống sẽ là nải chuối xanh được đặt dưới cùng mâm quả. Ở giữa là quả bưởi, rồi điểm xuyến thêm một vài quả quất (tắc) và quýt xung quanh. Đây là cách bày mâm ngũ quả phổ biến ở miền Bắc nước ta.

Mâm ngũ quả miền Bác có chuối xanh, phật thủ và vài quả quất

Mâm ngũ quả miền BắcMâm ngũ quả miền Bắc

Chuối để bày lên bàn thờ ngày Tết thường là chuối già vẫn còn xanh. Mỗi nải chuối thường trên 20 quả, cong đều nhau để “ôm” được các hoa quả khác đặt bên trong. Gia chủ cần chú ý không nên chọn chuối sắp chín, hoặc đã sắp đổi sang vàng vì khi thờ. Bởi vì sức nóng của hương nhang sẽ làm chuối chín rất nhanh và dễ bị rụng quả.

Mâm ngũ quả miền Trung

Người miền Trung trang trí mâm ngũ quả ngày Tết khá đơn giản. Dứa đặt cao nhất, bao quanh là xoài, thanh long và táo, nho đặt dải ngang và quýt bày xung quanh.

Mâm ngũ quả miền Nam

Nếu người miền Bắc chuộng chuối xanh thì người miền Nam lại kỵ loại trái cây này. Quả chuối khi phát âm sẽ giống từ cúi trong “chúi nhủi”, ý nói những điều bất trắc, không may.

Mâm ngũ quả miền Nam đặc trưng Cầu Sung Vừa Đủ Xài

Mâm ngũ quả miền Nam kèm nhành maiMâm ngũ quả miền Nam kèm nhành mai

Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo quan niệm “Cầu sung vừa đủ xài”. Đó là ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu. Dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn và nhiều người còn bày cả dưa hấu ruột vàng.

Kiêng kỵ khi bày mâm trái cây ngày Tết

Những loại trái cây có gai nhọn

Mâm ngũ quả ngày Tết chú trọng sự tròn đầy, no đủ nên gia chủ cần tránh những loại trái cây có gai nhọn. Mặc dù mâm ngũ quả là thể hiện thành tâm của gia chủ nhưng cũng còn tùy loại trái cây. Cần tránh bày những loại quả có gai nhọn như mít, sầu riêng.

Sầu riêng có vị thơm ngọt đặc trưng nhưng có gai nhọn

Qủa sầu riêng có gai nhọn không nên chưng cùng mâm ngũ quảQuà sầu riêng có gai nhọn không nên chưng cùng mâm ngũ quả

Bày hoa quả giả

Ngày nay trái cây giả được bày bán rất nhiều nhiều và chúng có vẻ ngoài sống động, rất giống thật. Một số người cho rằng trái cây thật sẽ chín và hỏng nên dùng quả giả để bày biện trên bàn thờ cho đẹp. Trái cây giả có thể chưng rất lâu trên bàn thờ mà không lo hư thối. Thế nhưng, đó là quan niệm sai lầm khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết. Bình hoa và mâm quả đều phải là đồ cúng thật và còn tươi mới.

Trái cây giả dù nhìn như thật nhưng cũng không nên dùng

Trái cây giả không nên chưng lên bàn thờTrái cây giả không nên chưng lên bàn thờ

Bày hoa quả giả trên bàn thờ trong những ngày này vừa không tôn trọng thần linh và gia tiên. Trang trí bàn thờ bằng hoa và trái cây giả cũng không có lợi cho phong thủy. Do đó, gia chủ nên chọn những loại quả thật tươi, đủ màu sắc để đặt lên mâm ngũ quả.

Cúng trái cây đã chín

Hoa quả đã chín vàng thương sẽ nhanh hỏng và chảy nước trên bàn thờ. Trong đó có các loại trái cây ngày Tết như đu đủ, chuối, bưởi và các loại trái cây có vỏ vàng. Nhiều người nghĩ vỏ màu vàng của trái cây khi chín sẽ làm cho bàn thờ ngày Tết trông đẹp mắt. Tuy nhiên, chỉ trong vài ngày, những quả chín như vậy sẽ rất nhanh thối hỏng.

Chuối chín nhanh hỏng, nên chưng chuối xanhChuối chín nhanh hỏng, nên chưng chuối xanh

Chẳng hạn như chuối thường đặt ở dưới cùng để đỡ các quả bên trên. Vì chín quả chuối sẽ rụng, khiến mâm ngũ quả có thể bị sập xuống. Vào những ngày đầu năm thì mọi gia đình cần cử những việc rơi rớt như thế này

Làm ướt hoa quả hoặc bày hoa quả ướt

Nhiều người cẩn thận và ưa sạch sẽ thường đem rửa hoa quả một lượt rồi mới bày mâm ngũ quả. Tuy nhiên, sau khi rửa xong, hoa quả sẽ bị ướt, nước sẽ đọng ở các khe kẽ. Những phần nước đọng này khiến trái cây nhanh thối hỏng hơn.

Hoa quả mua về nên dùng khăn ẩm mềm lau nhẹ hết bụi bẩn. Với những quả bưởi có vỏ bị ố vàng, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn rồi lau sạch để bưởi không bị đọng nước.

LEAVE A REPLY