Cô gái 28 tuổi lấy giáo sư U90 bị nói hám tiền, đến khi ông xã ‘nhắm mắt xuôi tay’ nhận ngay cái kết khó tin

0
18577

Ông bị trách “khoái gặm cỏ non” còn cô mang tiếng ham tiền. Thế nhưng 16 năm sau, bao người bất ngờ trước kết cục của cặp đôi lệch 54 tuổi này.

Không biết ở đây có ai biết nhà vật lý học Dương Chấn Ninh (sinh năm 1922 tại TP Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc) không ạ? Tôi từng đọc trên báo câu chuyện về sự nghiệp lẫn đời tư của ông và cảm thấy vô cùng ấn tượng nên muốn chia sẻ lại với mọi người.

Về sự nghiệp, Dương Chấn Ninh có cha là giáo sư toán học và vật lý nên từ nhỏ ông đã được định hướng học hành và có nền tảng kiến thức tốt. Tốt nghiệp xong, Dương Chấn Ninh theo học Đại học Liên kết Quốc gia Tây Nam ở Côn Minh để nghiên cứu vật lý. Năm 1943, ông qua Mỹ học tiến sĩ, được nhà vật lý nổi tiếng Enrico Fermi dẫn dắt.

Học xong tiến sĩ, ông Dương làm cộng tác viên nghiên cứu tại Đại học Chicago, thành viên của Viện Nghiên cứu Cao cấp ở TP Princeton và giáo sư tại Đại học Stony Brook ở New York. Ông cũng hợp tác với nhà vật lý Lý Chính Đạo tại Đại học Columbia.

Năm 1956, họ xuất bản bài báo “Các vấn đề về sự bảo toàn tính chẵn lẻ trong các tương tác yếu”, thách thức quan niệm hiện hữu rằng tính chẵn lẻ được bảo toàn trong các tương tác yếu. Bài báo này trở thành bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực vật lý. Công trình của họ được xác nhận bằng thực nghiệm và đoạt giải Nobel Vật lý năm 1957.

hình ảnh

(Ảnh: Sohu)

Dương Chấn Ninh tự nhận rằng mình may mắn khi mỗi bước ngoặt của cuộc đời đều chọn được con đường đi đúng đắn. Và may mắn lớn cuối đời của ông có lẽ là cưới được cô vợ trẻ đẹp ít hơn mình 54 tuổi sau khi vợ đầu qua đời.

Cơ duyên hai người đến với nhau là vào năm 1995, ông Dương đã gặp người vợ hiện tại – cô Weng Fan – trong một buổi hội thảo. Năm đó, ông Dương đi cùng vợ, còn cô Fan chỉ là nữ sinh 19 tuổi làm tình nguyện trong chương trình. Ấn tượng của ông về cô Fan rất tốt vì thấy cô thông minh, nhanh nhẹn, thuần khiết và rất có tố chất.

Nhiều năm sau, cuộc đời biến đổi và tình cờ số phận xếp đặt cho ông Dương gặp lại cô sinh viên năm nào. Lúc này, ông đã góa vợ, còn cô thì qua một đời chồng vì cuộc hôn nhân không mấy suôn sẻ kéo dài 2 năm. Do công việc cũng như tìm thấy nhiều đồng cảm, hai người đã trao đổi nhiều chuyện và dần nảy sinh tình cảm.

Tháng 12/2004, họ tổ chức đám cưới. Lúc ấy, vị giáo sư đã 82 tuổi còn cô Fan chỉ vừa 28 xuân xanh. “Tôi là người sợ cô đơn. Nếu không kết hôn với Weng Fan, chắc chắn tôi cũng sẽ lấy người khác”, ông Dương thành thật trải lòng.

hình ảnh

(Ảnh: Sohu)

Sau khi kết hôn, cô Fan thay đổi nhiều thói quen trong cuộc sống để phù hợp với chồng hơn tuổi. Cô chuyển sang những trang phục màu sẫm, cũng như bỏ thói quen thức khuya, bỏ cà phê và chuyển qua uống trà. 16 năm hôn nhân, hai người cùng đi nhiều nơi để giảng dạy và du lịch. Kết hôn với một giáo sư vật lý đoạt giải Nobel, cô Fan cũng từng có thời gian làm nghiên cứu sinh nên xét về kiến thức cũng không phải dạng tầm thường.

Trong gần 20 năm, vợ chồng họ đã trải qua nhiều khó khăn và thử thách do chênh lệch tuổi tác. Tuy nhiên, sau tất cả những thăng trầm đó, họ vẫn hạnh phúc bên nhau, như cách Dương Chấn Ninh nắm chặt tay vợ mình. Người ngoài nhìn vào hẳn sẽ xì xầm khó chịu khi thấy một phụ nữ đi cạnh một ông già chống gậy và gọi bằng chồng. Nhưng cô Fan cho biết, 16 năm bên nhau, cô luôn được chồng chiều chuộng, chăm lo tỉ mỉ từng chút.

Điều khiến tôi bất ngờ hơn cả là vào năm 98 tuổi, ông Dương Chấn Ninh đã có thông báo về việc phân chia tài sản sau khi ông qua đời. Theo đó, toàn bộ tài sản sẽ được chia cho con cháu. Những tưởng ông rất yêu chiều người vợ trẻ thì sẽ dành cho cô một phần hậu hĩnh. Nhưng không, cô chẳng nhận được gì ngoài một căn nhà đi kèm điều kiện không bao giờ được bán.

hình ảnh

(Ảnh: Sohu)

Ắt hẳn nhiều người theo dõi tới đây sẽ đặt câu hỏi rằng cô này chịu nhiều điều tiếng không hay để kết hôn cùng một người đàn ông lớn hơn mình quá nhiều tuổi mà giờ phải chịu cảnh trắng tay thì liệu quyết định năm xưa của cô có thực sự sáng suốt?

Đành rằng nếu yêu nhau thật lòng thì vật chất chỉ là phụ nhưng bản thân cô gái đã hi sinh thanh xuân, yêu thương chân thành, chăm sóc và đồng hành cùng chồng nhiều năm qua. Thế nên ít ra, cô cũng nên được hưởng một phần tài sản dù ít dù nhiều để cuộc sống sau này về già sẽ dễ thở khi không còn chồng bên cạnh.

Thật ra chúng ta không phải là người trong cuộc nên không thể nào hiểu hết và đánh giá một cách đúng đắn nhất. Kết cục ngày hôm nay chính là câu trả lời thuyết phục cho những thắc mắc, những lời đàm tiếu “cưới vì ham tiền” năm xưa. Nếu thật sự cô gái này ham tiền, cưới chồng già để kiếm lợi thì không thể nào vui vẻ cam chịu cảnh trắng tay khi ông qua đời.

16 năm hôn nhân đã qua, ít nhất là cô sống vui vẻ và cảm nhận được hạnh phúc sau một lần đổ vỡ trong quá khứ. Đó mới là tất cả. Còn lại, tiền bạc thì cô đâu phải hạng người vô dụng, không có tri thức, không thể tự kiếm được mà phải trông chờ vào tài sản của chồng.

Thế mới thấy miệng đời hay phán xét, khó lòng sống cho vừa. May mắn, người trong cuộc vẫn vững tâm sống cuộc đời như họ mong muốn thay vì như thiên hạ yêu cầu. Lắng nghe người khác là tốt nhưng quan trọng là vẫn phải lắng nghe chính mình, tự hỏi điều này có khiến mình hạnh phúc và thậm chí chấp nhận trả giá nếu chọn sai. Nếu đồng ý, cứ thế mà tiến tới, đừng vì lời đàm tiếu mà chùn chân, ngay cả hạnh phúc của bản thân cũng phải do mình nắm giữ.

LEAVE A REPLY