Sạc pin điện thoại qua đêm nguy hiểm như thế nào? Lúc cắm sạc phải nhớ mẹo này để máy khỏe, người an toàn

0
559

Sạc pin điện thoại bây giờ đã trở thành hoạt động hàng ngày của tất cả chúng ta khi dùng điện thoại. Thế nhưng việc sạc pin không cẩn thận có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm, nhớ ngay mẹo hay.

Thông tin sạc pin điện thoại gây cháy nổ, chập mạch khiến nhiều người lo sợ. Đặc biệt nhiều người đang cắm pin điện thoại sạc qua đêm. Cách làm này sẽ gây hại như thế nào? NHiều người cho rằng cắm điện thoại để qua đêm có thể gây phát nổ, có đúng không?

Thực chất sạc pin điện thoại qua đêm nếu dùng pin cũ, dây sạc không ổn định, dây không chính hãng không đảm bảo thì việc phát nổ là có thật. Tuy nhiên với những loại điện thoại thông minh tốt và dây sạc chính hãng có cơ chế tự ngắt thì nguy cơ này rất thấp.

sac-pin-qua-dem

Chu kỳ sạc quan trọng hơn

Sạc pin qua đêm thì không làm hỏng và chai pin. Nhưng chu kỳ sạc nhiều sẽ khiến pin hỏng. Mỗi chu kỳ sạc là một lần pin được sạc tích luỹ lên thời lượng đầy 100%, do vậy không đồng nghĩa với việc bạn phải dùng hết sạch pin rồi sạc đầy lại mới tính. Ví dụ một lần bạn sạc 30%, lần sau sạc 70% hai lần đó cộng lại thanh 1 chu kỳ, còn nếu bạn sạc mỗi lần 30-40-30 thì 3 lần này cộng lại với là 1 chu kỳ sạc pin.  Mỗi điện thoai thông minh bây giờ cho sạc khoảng 400 – 500 chu kỳ thì cục pin của điện thoại sẽ có dấu hiệu xuống cấp, đây là 1 lẽ thường tình vì không có gì là mãi mãi.

Sạc pin qua đêm không ảnh hưởng nhiều tới chu kỳ sạc nhưng lại vẫn khiến pin bị tiêu tốn 1 cách từ từ, sau đó ngay lập tức lại được sạc lên, nhưng bao nhiêu đó không đáng kể để bào mòn tuổi thọ pin.

Điện thoại thông minh có con chip kiểm soát

Hầu hết điện thoại thoại minh ngày nay đều có tính năng tự kiểm soát điện năng nhận vào qua dây sạc, nhằm giảm thiểu những rủi ro. Hơn nữa các tế hệ smartphone hiện đại đều được tích hợp 1 con chip riêng có nhiệm vụ quản lý điện năng ở ngưỡng gần sát 100%, và giúp thiết bị tự động ngắt sạc khi đạt đỉnh dung lượng pin.
sac-pin-dien-thoai
Nhưng sạc pin qua đêm có thể nguy hiểm ở góc độ này

Mặc dù có 2 yếu tố trên khiến bạn yên tâm hơn nhưng sạc pin qua đêm vẫn khiến gặp trục trặc đó là nhiệt độ tăng khiến điện thoại nóng.

Pin trong điện thoại là pin Lithium-ion, và chúng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu nhiệt độ quá cao có thể làm cháy nổ điện thoại, điều này đã được thừa nhận. Còn nếu nhiệt độ xuống quá thấp sẽ khiến pin bị xuống cấp nhanh chóng. Cắm dây sạc liên tục qua đêm có thể khiến pin điện thoại bị nóng, bởi năng lượng hao phí chuyển hoá từ dòng điện chảy qua liên tục. Bên cạnh đó, một vài tác nhân khách quan khác gộp lại có thể gia tăng nguy hiểm tiềm tàng như điện thoại bị chèn ép bởi nệm gối hay ốp lưng quá bí… làm điện thoại không thể thoát nhiệt nhanh. Chính vì thế nếu đã sạc đầy tốt nhất nên rút dây sạc ra tránh sạc pin triền miên ban đêm như vậy

Mẹo hay cần lưu ý khi sạc pin để an toàn cho bạn và máy:

Bộ dây sạc rất quan trọng, nếu chúng là dây không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể gây tai nạn nóng, cháy nổ và làm nhanh hỏng pin hỏng máy hơn.

Không nên vừa sạc vừa dùng sẽ khiến điện thoại hoạt động quá tải gây nóng pin và điện thoại nhanh hư hỏng

Khi sạc pin điện thoại sẽ tăng nhiệt nên đừng để điện thoại ở chỗ nóng như gần bếp khi sạc, hãy đặt điện thoại chỗ mát mẻ khi sạc.

Những điện thoại có chức năng báo pin đầy thì bạn nên bật để khi đầy nhận được âm thanh báo để rút ra hợp lý.

Để pin sạc qua đêm trong lúc ngủ lại để ở ngay giường ngủ không tốt cho sức khỏe của bạn. Vì thế càng cần tránh sạc qua đêm hoặc nên để chúng ở một phòng khác.

xem thêm;

Xé vụn giấy báo rồi trải ra sàn nhà, mẹo hay cuối năm nhà nào cũng cần đến

Trong nhà sẽ có một số nơi cực kỳ khó vệ sinh như các góc tường, khe cửa sổ, hay các vật dụng khác…. Hãy tham khảo các cách dưới đây để cùng sửa sang đón Tết.

Giấy báo xé nhỏ có tác dụng gì?

Khi quét nhà, bụi có thể bay tứ tung và bám vào những vật dụng khác. Nhiều người có thói quen vãi nước trước khi quét, nhưng nước vẩy không đều sẽ cực kỳ khó quét.

Empty

Đơn giản, chỉ cần thấm nước, làm ướt một ít báo cũ sau đó xé nhỏ ra vứt lên mặt đất, báo ướt sẽ hút bụi và bạn sẽ dễ dàng quét mà không sợ bụi bay lên nữa.

Hoặc nếu uống trà, bạn cũng có thể dùng bã trà thay thế. Rất là tiện lợi và tiết kiệm thời gian.

Mẹo dọn nhà đón Tết nhàn tênh

Hành trình dọn dẹp thường rất nặng nhọc với một số người. Vì sao vậy? Điều gì có thể khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng? Câu trả lời là… tâm lỵ́. Năm mới sắp chạm ngõ mà tâm trạng còn ngồn ngộn lo toan, trúc trắc của năm cũ là một trở ngại không thể xem nhẹ. Nhiều bà nội trợ rơi vào tình trạng cáu gắt, mệt mỏi, ức chế khi dọn nhà đón Tết.

Vì vậy khi bắt đầu tân trang lại cho căn nhà để đón Tết hãy đeo mang cảm xúc tích cực. Hoặc có thể mở một vài điệu nhạc Tết vui vẻ để cảm thấy bớt áp lực và bức bối. Hãy xem việc dọn dẹp như một cách làm mới không gian và đả thông phiền muộn.

Vệ sinh rèm cửa sổ

Không cần phải tháo rèm ra giặt, bạn chỉ cần dùng khăn ướt nhúng qua nước, sau đó thấm ướt các tờ báo cũ và dán lên rèm cửa. Đợi khoảng 5 phút trước khi gỡ xuống, bạn sẽ thấy bụi đã bám hết vào báo và bạn chỉ cần dùng dẻ ướt lau lại một lần là sạch bóng.

Tường bếp

Thông thường tường bếp sẽ bám rất nhiều dầu mỡ và các vết bẩn khó làm sạch. Chỉ cần dùng ruột bánh mỳ chà nhẹ lên các vết bẩn đó, sau đó dùng rẻ sạch lau lại một lần.

Sau khi làm xong, hãy dùng màng bọc thực phẩm dán lên tường quanh khu vực bếp nấu, sau một thời gian sẽ tiến hành thay lớp dán mới. Như vậy tường sẽ không bị bẩn trong khi miếng dán bằng nilon có tác dụng “ngụy trang” vết bẩn khá tốt, nhìn vào khó phát hiện.

Empty
Thảm trải nhà

Thảm trải nhà là nơi trú ngụ của các loại bẩn, nếu như bạn dùng máy giặt để giặt thì cực kỳ sai lầm và không khoa học.

Trong trường hợp này, bạn chỉ cần vẩy một chút nước lên thảm rồi rắc một ít muối ăn lên. Đợi cho muối thấm sâu, bạn chỉ cần việc dùng máy hút bụi hút những hạt muối ăn đã bám đầy vết bẩn. Như vậy là bạn đã có một tấm thảm mới sạch bóng như mới.