Cây Xấu Hổ tốt cho gan, tốt cho xương khớp

0
146

Cây Xấu hổ còn có tên gọi khác là cây mắc cỡ, cây thẹn, cây trinh nữ, hàm tu thảo. Cây có tên khoa học là Mimosa pudica L, thuộc họ đậu. Ở nước ta, cây xấu hổ mọc hoang ở khắp nơi, đặc biệt là những nơi đất trống, ven đường… Cây Xấu hổ là loài mọc dại nhưng có những dược tính làm thuốc ít người biết tới. Tất cả các bộ phận của cây xấu hổ đều có thể sử dụng được, cành và lá cây được thu hái vào mùa khô, rễ cây được đào quanh năm. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra dịch chiết xuất từ rễ cây xấu hổ chứa minosa có khả năng ức chế sự hoạt động của các men hyaluronidase và protease có trong nọc độc của các loài rắn. Nước chiếc xuất từ lá khô của cây xấu hổ có khả năng chống trầm cảm. Cây Xấu hổ Theo Y học Cổ truyền, cây Xấu hổ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc, quy kinh vào phế. Rễ cây Xấu hổ được dùng để chữa bệnh đau nhức xương khớp, sốt rét, kinh nguyệt không đều. Hạt cây dùng để trị hen suyễn và gây nôn, lá cây Xấu hổ được sử dụng để làm thuốc ngủ và dịu thần kinh. Cây Xấu hổ có tác dụng chữa được nhiều bệnh như đau nhức xương khớp, chân tay tê bại, đau lưng, suy nhược thần kinh, mất ngủ… nên được áp dụng rất nhiều trong các bài thuốc khác nhau. Người đau lưng, nhức mỏi gân sử dụng rễ cây xấu hổ 20-30g rang lên sau đó tẩm rượu rồi lại sao vàng, đem đi sắc lấy nước với rễ cúc tần 20g, bưởi bung 20g, rễ đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g. Người đau nhức xương khớp dùng rễ cây xấu hổ phơi khô lấy khoảng 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu có nồng độ từ 30-40 độ rồi lại đem rang cho khô. Sau khi rang xong, đem sắc với 600ml nước đến khi còn khoảng 300ml, thì chia thành 3 lần uống cho 1 ngày. Không chỉ rễ cây Xấu hổ có tác dụng dược lý làm thuốc mà lá và thân cây cũng là vị thuốc quý tốt cho gan, chữa suy nhược thần kinh mất ngủ, cao huyết áp. Thu Hoài