Cổ nhân nói: “Tiền không hai, rượu không ba, ăn không bốn” nghĩa là gì?

 – Người xưa có câu “Tiền không hai, rượu không ba, ăn không bốn”. Cổ nhân muốn nhắn nhủ điều gì cho thế hệ con cháu qua những từ ngữ ngắn gọn đó?

 

 

Có rất nhiều triết lý cuộc sống được người xưa đúc kết đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Một trong số đó chính là: “Tiền không hai, rượu không ba, ăn không bốn”. Cổ nhân muốn nhắn nhủ điều gì cho thế hệ con cháu qua những từ ngữ ngắn gọn đó?

“Tiền không hai”

Tiền bao giờ cũng là vấn đề nhạy cảm, nhiều khi xích mích tiền bạc và lợi ích sẽ khiến cho các mối quan hệ rạn nứt không thể hàn gắn. Khi đối diện với vấn đề tiền bạc, có 2 kiểu người cổ nhân khuyên tránh, họ không đáng để bạn chi tiền.

Một là người nói mà không giữ lời. Chi tiền cho kiểu người như vậy sẽ không mua được tình cảm của họ cũng như không hề có bất kỳ hồi báo nào. Bạn sẽ ném tiền qua cửa sổ đôi khi còn rước bực tức vào người.

Hai là những người có lòng tham vô độ. Với đối tượng này, dù bạn có chi bao nhiêu tiền cho họ cũng không bao giờ làm họ thỏa mãn.

hi đối diện với vấn đề tiền bạc, có 2 kiểu người cổ nhân khuyên tránh, họ không đáng để bạn chi tiền.

hi đối diện với vấn đề tiền bạc, có 2 kiểu người cổ nhân khuyên tránh, họ không đáng để bạn chi tiền.

“Rượu không ba”

Rượu là văn hoá giao tiếp của nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm quen trên bàn rượu. Tốt nhất, bạn nên tránh ba kiểu uống rượu theo lời khuyên của người xưa.

Một là rượu không đảm bảo chất lượng. Uống rượu dù với mục đích gì thì trước hết cần phải đảm bảo an toàn sức khỏe. Vì vậy, chắc chắn phải uống loại rượu đảm bảo chất lượng. Nếu gặp phải rượu không tốt thì bạn nên thà mất mặt còn hơn là sẽ làm tổn hại đến sức khỏe của mình.

Hai là không nên uống rượu để tranh nhau hơn thua. Người uống rượu thường hướng tới sự hào sảng, cảm xúc nồng cháy. Tuy nhiên, thường cho đến khi ngà ngà say, người ta lại đem so sánh khả năng uống rượu của nhau. Điều này có thể khiến mang theo rủi ro lớn cần hết sức tránh.

Ba là bạn không nên uống rượu do bị ép buộc. Đừng ngần ngại từ chối lời mời rượu của người khác, cơ thể bạn là của riêng bạn. Những người thực sự coi bạn là bạn và anh em sẽ không bao giờ ép buộc bạn uống hết, uống cạn. Hãy uống vừa đủ để tâm trí còn tỉnh táo.

“Ăn không bốn”

Có bốn thứ không nên “ăn”, con người phải chú ý tránh xa.

Có bốn thứ không nên “ăn”, con người phải chú ý tránh xa.

Theo người xưa, có bốn thứ không nên “ăn”, con người phải chú ý tránh xa.

Một là không nên ăn cơm mềm. “Ăn cơm mềm” ở đây không phải là cơm nhão mà là câu nói ám chỉ đến những người đàn ông không có tiền đồ. Họ cần dựa vào phụ nữ để hưởng lợi hoặc để sinh tồn. Những người như vậy sẽ không có được sự tôn trọng từ người khác.

Hai là không nên ăn không ngồi rồi. Trong cuộc sống, nhiều người “ăn không ngồi rồi”, lười biếng, không có ý chí làm việc. Loại người này cũng giống như những người thích ăn cơm mềm, đều khiến cho người khác phải coi thường.

Ba là không nên ăn quỵt. Đừng lợi dụng sức mạnh để đạt lợi ích. Trong xã hội ngày nay, hành động ăn quỵt bị coi là vi phạm pháp luật và không tránh khỏi quy luật nhân quả.

Bốn là không nên ăn xin. Con người cần phải có khí phách, cần phải tự dựa vào đầu óc và đôi bàn tay để tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân. Chỉ cần cơ thể khỏe mạnh thì nên dựa vào sự lao động của bản thân mới có được cuộc sống mà mình mong muốn. Nếu lúc nào cũng trong tâm thế ngửa tay xin tiền thì chỉ bị người đời cười chê, phỉ nhổ, sống nhục nhã.