Sen đá, nha đam, lưỡi hổ… là những loại cây hút khí độc cực tốt, làm sạch không khí trong nhà mà bạn nên trồng.
1. Cây sen đá hút bức xạ
Năm trong top 10 cây cảnh lọc không khí, hút bức xạ wifi từ thiết bị điện tử như máy tính, tivi có thể kể đến sen đá. Sen đá cũng là loại cây cảnh để bàn được nhiều người ưa chuộng vì sự nhỏ gọn nhưng khá xinh đẹp. Do đó, một chậu sen đá để trên bàn làm việc hoặc trong không gian sống sẽ giúp phòng ngừa sự xâm nhập của bức xạ vào cơ thể.
2. Cây nha đam làm sạch không khí trong nhà, hấp thu cacbonic
Nha đam là một loại cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô. Nha đam được biết đến với nhiều công dụng đối với sức khỏe như làm lành vết thương, làm đẹp da… Ngoài ra, cây cảnh này còn có tác dụng làm sạch không khí trong nhà bởi có thể dễ dàng hấp thu benzen và formaldehyde, aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit.
3. Lưỡi hổ hút chất độc, thanh lọc không khí
Top 10 cây cảnh “lọc sạch” khí độc trong nhà, hút bức xạ wifi có thể kể đến cây lười hổ, bởi loại cây này có thể hút chất formaldehyde tồn tại trong không khí. Mỗi ngày, 1 lá lưỡi hổ có thể hút được 30mg chất này. Nên nếu trồng 6 chậu trong phòng rộng khoảng 30m2 thì sau 5 ngày, toàn bộ formaldehyde trong phòng sẽ được khử sạch.
4. Cây sung cao su tăng độ ẩm không khí
Cây sung cao su nằm trong top 10 cây cảnh “lọc sạch” khí độc trong nhà, hút bức xạ wifi
Cây có lá to, tròn dai như cao su, mọc cao 2,4m, chịu được trong râm hoặc ngoài nắng. Cây có khả năng hấp thụ tốt nhất độc tố formaldehyd, đồng thời trung hòa formol thường có trong keo dán, các lớp cách nhiệt, tăng độ ẩm không khí. Thích hợp đặt trong văn phòng lớn, phòng họp, tiếp khách, tổ chức tiệc hay ngoài sân vườn…
5. Cọ cảnh lọc không khí
Cây cọ cảnh lọc được cả benzen và formaldehyde cũng như trichloroethylene – hóa chất dùng trong quá trình giặt khô. Vì thế, nó thích hợp để đặt trong phòng giặt khô, hoặc phòng có nhiều đồ có thể giải phóng formaldehyde, chẳng hạn phòng ngủ hoặc phòng khách. Cây thân cột, đơn độc, lá to dạng tròn, màu xanh bóng ở mặt trên. Lá dạng như cái quạt xoè ra.
6. Cây hồng môn chuyển hóa chất độc thành vô hại
Cây hồng môn có khả năng giữ ẩm rất tốt trong không khí, lọc khí độc
Theo một thí nghiệm của NASA, cây hồng môn có khả năng giữ ẩm rất tốt trong không khí. Chúng thường có hai màu trắng và đỏ là chính. Cây hồng môn hấp thụ xylene và toluene; sau đó chuyển đổi chúng thành các chất vô hại với con người.
7. Cây trúc mây thanh lọc amoniac
Cây trúc mây dễ trồng, lá cây mọc ra khá đẹp; thường được gọi với tên khác nhau cây hòe quạt, cây mật cật.
Trong nhà, cây trúc mây thích hợp đặt trang trí ở trong phòng khách, hành lang hay ban công; đặt ở những nơi có ánh sáng nhẹ. Ở loại cây này có một “năng lực” ít ai biết đó chính là thanh lọc tốt amoniac, một chất gây hại cho hệ hô hấp, thành phần chính trong các loại chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm.
8. Cây phất dụ
Loại cây này có thể lọc các loại khí xylene, formaldehyde, trichloroethylene vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu và chống thấm. Cây phất dụ phù hợp trồng trong văn phòng có trần nhà cao và ánh sáng mặt trời vừa phải.
9. Cây xương rồng càng cua
Ở phương tây, loài cây này được biết đến dưới cái tên Christmas Cactus – cây xương rồng cho lễ Giáng sinh. Dáng đẹp, chịu được thời tiết khắc nghiệt, nó có khả năng loại trừ chất formaldehyde có trong đồ gỗ hay bàn ghế tủ trong nhà. Trái với quy luật như những loài cây khác, loại cây này chỉ nhả ôxi về đêm nên khuyến khích để trong phòng ngủ hay phòng xem tivi.
10. Hoa cúc
Hoa cúc có thể hấp thụ các chất amoniac, formaldehyde, xylene, benzene tồn tại trong không khí. Nhờ đó không khí trong nhà sạch sẽ và tươi mới hơn. Ngoài ra, hoa cúc còn giúp không gian sống nhà bạn xinh đẹp và có sức sống hơn đó.