Kỳ lạ em bé đầu tiên trên thế giới sinh ra từ 2 mẹ cùng 1 cha khiến nhiều người sửng sốt

0
9597

Lần đầu tiên tại Anh, một em bé được sinh ra với bộ gene được lấy từ ba người, bằng hình thức thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Bé sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) kết hợp kỹ thuật điều trị hiến tặng ty thể (MDT). Các bác sĩ sử dụng mô trứng từ những người hiến tặng khỏe mạnh – tạo phôi IVF không có các đột biến có hại – mà người mẹ mang và có khả năng truyền lại cho con cái. Đây là nỗ lực nhằm phòng tránh các trường hợp mắc bệnh di truyền hiếm gặp.

Do phôi kết hợp tinh trùng, trứng của cha mẹ ruột và một phần ty thể từ người hiến tặng, đứa trẻ sinh ra mang DNA của ba người. Các nhà khoa học đã sử dụng cụm từ “trẻ sơ sinh có ba cha mẹ” để mô tả trường hợp này, song hơn 99,8% DNA của em bé đến từ cha mẹ ruột.

Em bé đầu tiên được sinh ra từ DNA của 3 cha mẹ ở Anh

Kỹ thuật MDT được bác sĩ tại Trung tâm Trung tâm Sinh sản Newcastle tiên phong thực hiện nhằm giúp những người phụ nữ có ty thể đột biến sinh con mà không mắc rối loạn di truyền. Các khiếm khuyết này có thể dẫn đến rối loạn dưỡng cơ, động kinh, tim mạch và thiểu năng trí tuệ, khiến người mắc mang bệnh cả đời, thậm chí tuổi thọ chỉ kéo dài vài năm.

Các nhà khoa học sẽ lấy vật liệu di truyền từ trứng hoặc phôi của người mẹ ruột có ty thể bị lỗi, sau đó chuyển vào trứng hoặc phôi của người hiến tặng có ty thể khỏe mạnh (đã loại bỏ các phần khác của DNA). Tiếp đến, phôi được thụ tinh được đưa vào tử cung của người mẹ.

Minh họa quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Ảnh: iStock

Minh họa quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Ảnh: iStock

Điều trị hiến tặng ty thể đã khiến Quốc hội Anh phải sửa đổi luật vào năm 2015, thiết lập các quy định để phù hợp với kỹ thuật này. Hai năm sau, phòng khám ở Newcastle trở thành trung tâm quốc gia đầu tiên và duy nhất được cấp phép thực hiện.

Các bác sĩ tại phòng khám không công bố chi tiết về các ca sinh từ chương trình này bởi lo ngại thông tin có thể ảnh hưởng bệnh nhân. Tuy nhiên, hôm 9/5, Cơ quan Phôi học và Thụ tinh Con người của Vương quốc Anh (HFEA), đơn vị chịu trách nhiệm cho việc phê duyệt các ca hiến tặng, xác nhận bệnh viện đã thực hiện “dưới 5 ca” từ trước đến nay.

Em bé đầu tiên tại Anh có DNA từ 3 cha mẹ - Sức khỏe

Nhiều nhà phê bình phản đối các kỹ thuật sinh sản nhân tạo, cho rằng còn nhiều cách khác để phòng tránh truyền bệnh từ mẹ sang con, chẳng hạn hiến trứng hoặc xét nghiệm sàng lọc. Số khác cảnh báo việc điều chỉnh mã di truyền theo cách này có thể tạo làn sóng dịch vụ sức khỏe mới. Các bậc cha mẹ sẽ muốn sử dụng kỹ thuật MDT để sinh con cao, khỏe mạnh, thông minh hoặc ưa nhìn hơn.

LEAVE A REPLY