Cúng Rằm tháng 7 không nhất thiết phải cúng chính ngày, dưới đây là những ngày giờ đẹp nhất mang lại may mắn, bình quân cho gia chủ mọi người nên tham khảo

Rằm tháng 7, hay còn gọi là lễ Vu Lan, là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt. Đây là dịp để bày tỏ lòng tôn kính, tri ân công ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ, đồng thời cũng là ngày Xá tội vong nhân.

Trong ngày này, việc chọn ngày giờ cúng sao cho đúng và đem lại nhiều may mắn là điều mà nhiều người quan tâm. Một quan niệm phổ biến cho rằng việc cúng Rằm tháng 7 phải được thực hiện đúng vào ngày 15/7 âm lịch mới là chuẩn. Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, điều này không hoàn toàn chính xác.

Rằm tháng 7 (lễ Vu Lan) là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt

Rằm tháng 7 (lễ Vu Lan) là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt

Những ngày giờ tốt để cúng rằm tháng 7

Bạn không nhất thiết phải cúng Rằm tháng 7 vào chính ngày 15/7 âm lịch. Thay vào đó, bạn có thể chọn các ngày giờ đẹp sau đây để thực hiện lễ cúng:

Ngày 11/7 âm lịch:

Giờ đẹp: Sáng từ 7h – 9h, 9h – 11h; Chiều từ 15h – 17h.

Lưu ý: Ngày Canh Tuất, kị các tuổi Sửu, Thìn, Mùi và các tuổi mang thiên can Giáp (có năm sinh âm lịch tận cùng là số 4: 1944, 1954, 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014).

Ngày 12/7 âm lịch:

Giờ đẹp: Sáng từ 7h – 9h; Chiều từ 13h – 15h.

Lưu ý: Ngày Tân Hợi, kị các tuổi Tị, Thân (tuổi Dần là nhị hợp, không kị) và các tuổi mang thiên can Ất (có năm sinh âm lịch tận cùng là số 5: 1945, 1955, 1965, 1975, 1985, 1995, 2005, 2015).

Ngày 13/7 âm lịch:

Giờ đẹp: Sáng từ 5h – 7h; Chiều từ 15h – 17h hoặc 17h – 19h.

Lưu ý: Ngày Nhâm Tý, kị các tuổi Mão, Ngọ, Dậu và các tuổi mang thiên can Bính (có năm sinh âm lịch tận cùng là số 6: 1946, 1956, 1966, 1976, 1986, 1996, 2006, 2016).

Ngày 14/7 âm lịch:

Giờ đẹp: Sáng từ 5h – 7h, 9h – 11h; Chiều từ 15h – 17h.

Lưu ý: Ngày Quý Sửu, kị các tuổi Thìn, Mùi, Tuất và các tuổi mang thiên can Đinh (có năm sinh âm lịch tận cùng là số 7: 1947, 1957, 1967, 1977, 1987, 1997, 2007, 2017).

Những điều cần lưu ý khi cúng rằm tháng 7

Chuyên gia Nguyễn Song Hà cũng nhấn mạnh một điều đặc biệt cần lưu ý: Trong 12 tháng âm lịch hàng năm, ngày mùng 10 âm lịch của mỗi tháng, kể cả tháng 7, luôn là ngày Nguyệt Thần Tài.

Vì vậy, tuyệt đối không nên cúng Rằm tháng 7 vào ngày mùng 10 âm lịch, vì điều này có thể phạm lễ, làm mất đi sự tôn nghiêm của lễ cúng. Nếu bạn muốn cúng Thần Tài và cúng Rằm cùng một ngày, hãy cúng Thần Tài trước, rồi mới cúng Rằm sau.

Nếu bạn quyết định cúng vào chính ngày 15/7 âm lịch, hãy chọn giờ cúng sáng từ 7h – 9h; 9h – 11h, hoặc chiều từ 13h – 15h. Lưu ý, ngày Giáp Dần này kị các tuổi Tị, Thân (tuổi Hợi là nhị hợp, không kị) và các tuổi mang thiên can Mậu (có năm sinh âm lịch tận cùng là số 8: 1948, 1958, 1968, 1978, 1988, 1998, 2008, 2018).

Việc chọn ngày giờ cúng đúng không chỉ giúp lễ cúng diễn ra suôn sẻ mà còn mang lại nhiều điều may mắn và bình an cho gia đình.

Văn khấn cúng Rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…….

Tín chủ chúng con là…..

Ngụ tại…….

Toàn gia chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, phẩm vật cùng các thứ cúng lễ dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Rằm tháng 7, tết Trung nguyên đầu tiên của địa vận 9 vận Cửu Tử trong Hạ Nguyên của Tam nguyên cửu vận, ngày vong nhân được xá tội cũng là trùng tiết Vu lan báo hiếu. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật Thiên phù hộ, cộng đồng thần linh các đấng bề trên che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).