Phải lòng bà mẹ đơn thân dân tộc Tày, người đàn ông Pháp bán nhà, sang Việt Nam lên núi ở, cuộc sống hiện tại ai cũng nể

Vì bận nỗi lo cơm áo, gạo tiền, suốt hơn 15 năm mẹ đơn thân Việt chưa từng một lần nghĩ đến chuyện tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình. Sau cùng, chị cảm thấy may mắn vì hạnh phúc dù đến trễ nhưng vô cùng trọn vẹn.

Có dịp đi du lịch Mù Cang Chải, Yên Bái và ghé thăm khu nghỉ dưỡng Dòng Suối H’Mông, bạn sẽ được gặp gỡ, trò chuyện với đôi vợ chồng Việt – Pháp, chủ khu homestay này.

Được biết, khu homestay – bungalow được vợ chồng chị Nguyễn Thị Xuân (44 tuổi, người dân tộc Tày ở Yên Bái) và anh Bertrand Le Garrec (60 tuổi, đến từ nước Pháp) xây dựng cách đây 3 năm.

Sau khi kết hôn năm 2021, cặp đôi Việt – Pháp quyết định chuyển lên Mù Cang Chải – huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái để sinh sống.

Họ chung tiền mua đất, xây nhà, mở homestay kinh doanh du lịch để vừa có nguồn thu, vừa có thể sống những ngày tháng an yên, thư giãn giữa núi rừng Tây Bắc.

Phải lòng bà mẹ đơn thân dân tộc Tày, người đàn ông Pháp bán nhà, sang Việt Nam lên núi ở- Ảnh 1.

 

Phải lòng bà mẹ đơn thân dân tộc Tày, người đàn ông Pháp bán nhà, sang Việt Nam lên núi ở- Ảnh 2.

Phải lòng bà mẹ đơn thân dân tộc Tày, người đàn ông Pháp bán nhà, sang Việt Nam lên núi ở- Ảnh 3.

Phải lòng bà mẹ đơn thân dân tộc Tày, người đàn ông Pháp bán nhà, sang Việt Nam lên núi ở- Ảnh 4.

Phải lòng bà mẹ đơn thân dân tộc Tày, người đàn ông Pháp bán nhà, sang Việt Nam lên núi ở- Ảnh 5.

Homestay của đôi vợ chồng Việt – Pháp tại Mù Cang Chải, Yên Bái

 

Ít ai biết, để có được hôn nhân viên mãn như hiện tại, cặp đôi đã trải qua không ít sóng gió. Đặc biệt là với chị Nguyễn Thị Xuân, khi mới 23 tuổi, chị đã là goá phụ khi chồng cùng quê không may qua đời do tai nạn lao động.

Trước áp lực cơm áo gạo tiền, nuôi con nhỏ khi ấy mới 3 tuổi, chị Xuân phải lao vào làm việc quần quật, cố gắng kiếm tiền nuôi con.

Nhờ nhanh nhẹn, chị được nhận vào làm tạp vụ trong các nhà nghỉ, khách sạn ở Sa Pa, Lào Cai. Đến năm 2017, khi con trai đã lớn hơn, chị Xuân quyết định theo người quen xuống Hà Nội tìm việc. Khoảng thời gian xuống Hà Nội làm việc, chị Xuân có nhiều thời gian hơn để gặp gỡ, làm quen với những người bạn mới.

Cũng từ đây, mối lương duyên với người đàn ông Pháp có tên Bertrand Le Garrec bắt đầu. Được biết, anh đến từ miền Tây Bắc nước Pháp, từng có 37 năm làm thuyền trưởng tàu viễn dương, đã ly hôn và có 3 con trưởng thành.

Phải lòng bà mẹ đơn thân dân tộc Tày, người đàn ông Pháp bán nhà, sang Việt Nam lên núi ở- Ảnh 6.

 

Sau gần 15 năm từ ngày chồng mất, chị Xuân mới quyết định mở lòng mình thêm một lần nữa

Tâm lý của những người phụ nữ đã từng lận đận trong tình duyên, hôn nhân thường sẽ rất dè chừng khi bắt đầu mối quan hệ mới. Đặc biệt là khi họ đã có con và bận nỗi lo cơm áo, gạo, tiền.

Đây cũng là lý do mà suốt 15 năm, chị Xuân chỉ tập trung kiếm tiền, không hề mảy may nghĩ đến hạnh phúc riêng cho mình.

“Tình cờ được giới thiệu một ứng dụng hẹn hò với người nước ngoài, mình bấm đăng nhập thì kết nối với anh Bertrand Le Garrec.

Kể từ đó, mỗi ngày anh đều nhắn tin với mình. Hai người trò chuyện với nhau trong khoảng 3 tuần, anh quyết định đến Việt Nam gặp mình. Lần đầu, mình hẹn anh ra quán cà phê bên hồ Hoàn Kiếm.

 

Hai người nói chuyện, tâm sự với nhau rất nhiều, cảm thấy khá hợp nhau về quan điểm sống, sở thích…” – Chị Xuân nhớ lại.

Sau đó, anh Bertrand xin phép được gặp chị một lần nữa. Anh đã rung động trước người phụ nữ Việt và mong muốn chị có thể nghỉ việc vài hôm, làm “hướng dẫn viên” đưa anh đi du lịch Việt Nam.

Tại Hạ Long, anh ngỏ lời yêu với chị Xuân, thú nhận bản thân đã phải lòng chị bởi sự chân chất, thật thà, chịu thương chịu khó. Chị Xuân “đổ gục” trước lời tỏ tình chân thành, nhận lời yêu dù trong lòng vẫn còn nhiều băn khoăn, e ngại.

Cặp đôi có khoảng thời gian 3 năm hẹn hò trước khi “về chung nhà” dưới sự tác thành, chúc phúc của gia đình, bạn bè, đặc biệt là con trai chị Xuân.

“Trước khi quyết định đến với anh, mình đã hỏi ý kiến của con trai. Mình bảo rằng: “Mẹ có người yêu rồi. Con có cho mẹ lấy chồng xa không?”.

Ngay lập tức, con trả lời: “Mẹ muốn lấy ở đâu thì lấy, chứ nay mai, con cũng lấy vợ mà. Mẹ đưa người yêu về luôn đi”.

Ngày dẫn anh về ra mắt, mẹ mình vừa mừng, vừa lo, khuyên con nên suy nghĩ chín chắn. Mẹ lo con gái đưa người yêu về rồi không cưới thì xóm làng bàn tán, dị nghị. Các em mình chuẩn bị mâm cơm, mời người thân đến quây quần.”

Phải lòng bà mẹ đơn thân dân tộc Tày, người đàn ông Pháp bán nhà, sang Việt Nam lên núi ở- Ảnh 7.

Lần đầu đến Yên Bái, anh Bertrand không ngại khó, nhanh chóng hòa nhập cuộc sống thôn quê. Anh thoải mái khi nằm ngủ giữa sàn trải đệm cứng, ra vườn phụ cắt cỏ với mẹ bạn gái mỗi ngày.

Anh vô cùng yêu thích gia đình và vùng quê ở vùng núi cao Tây Bắc của bạn gái. Anh ở liền 2 tháng, ăn xong tết Việt Nam mới trở về Pháp.

Chuyện tình viên mãn của người đàn ông Pháp bán nhà sang Việt Nam, lên núi sống với tình yêu của cuộc đời
Tháng 3/2021, sau khi lo xong việc kết hôn cho con trai, chị Xuân cùng anh Bertrand đăng ký kết hôn.

Anh bán một căn nhà ở Pháp, sang ở hẳn Việt Nam. Đôi vợ chồng Việt – Pháp khiến nhiều người ghen tỵ vì dù đã gắn bó nhiều năm nhưng lúc nào cũng thể hiện tình cảm thắm thiết, quấn quýt như vợ chồng son.

Phải lòng bà mẹ đơn thân dân tộc Tày, người đàn ông Pháp bán nhà, sang Việt Nam lên núi ở- Ảnh 8.

Phải lòng bà mẹ đơn thân dân tộc Tày, người đàn ông Pháp bán nhà, sang Việt Nam lên núi ở- Ảnh 9.

Anh Bertrand rất lãng mạn, luôn chăm sóc, quan tâm vợ từng bữa ăn, giấc ngủ

Đặc biệt, anh Bertrand Le Garrec luôn cưng chiều, yêu thương vợ. Anh không ngại làm việc nhà hay những công việc chân tay nặng nhọc.

Dù khoản lương hưu dư sức lo sinh hoạt phí, nhưng hằng ngày anh Bertrand Le Garrec vẫn luôn tay luôn chân cùng vợ làm việc nhà, quản lý homestay.

Mỗi ngày, hai vợ chồng chị sẽ cùng nấu nướng, ăn uống rồi cùng nhau làm vườn, trồng hoa, trồng rau trái.

Thông thường, tài chính trong gia đình vợ chồng phương Tây sẽ khá rõ ràng, cả người chồng và vợ đều có tài khoản riêng. Các chi tiêu trong gia đình là sự đổng thuận, sẻ chia của cả hai vợ chồng, không có chuyện các bà vợ “tay hòm chia khóa”, giữ tất cả thu nhập của người chồng.

Chị Nguyễn Thị Xuân cho hay, chị cũng không quản lý thu nhập của chồng. Anh Bertrand là người gánh vác kinh tế trong nhà: “Nhà mình mọi chi phí đều là anh lo hết, mình không quản nhưng anh đưa tiền cho vợ tiêu thoải mái. Chồng có lương hưu, mình có khu nghỉ dưỡng, ở đây mọi sinh hoạt phí đều thấp, rau củ quả hái quanh vườn nên cuộc sống nhẹ nhàng, thoải mái lắm.

Đặc biệt, điều khiến mình hạnh phúc nhất là anh Bertrand khá lãng mạn, thích chăm vợ. Đôi lúc mình cảm giác anh xem mình như đứa con nhỏ, chăm sóc chu đáo từ bữa ăn đến giấc ngủ. Mỗi lần mình chỉ ốm vặt, muỗi chích thôi, hay nửa đêm có muốn ăn uống gì… anh đều quan tâm, lo lắng tỉ mỉ.”

Chưa kể, anh Bertrand còn rất quý vợ chồng con trai riêng của vợ. Đáp lại, con trai chị Xuân kính trọng và vâng lời bố dượng.

Phải lòng bà mẹ đơn thân dân tộc Tày, người đàn ông Pháp bán nhà, sang Việt Nam lên núi ở- Ảnh 10.

Hạnh phúc dù đến muộn nhưng vô cùng trọn vẹn của đôi vợ chồng Việt – Pháp

Hàng năm, anh Bertrand sẽ cùng vợ đi tảo mộ chồng cũ, cùng cắt cỏ, chỉnh trang phần mộ tinh tươm. Anh còn nhắc chị Xuân phải ra thăm mộ 3 lần mỗi năm thay vì chỉ 1 lần, lo lắng người đã khuất tủi buồn.

Chị Xuân cho hay, một singlemom trước khi quyết định “đi bước nữa” thường sẽ có nhiều lo lắng, e dè. Và chị cảm thấy bản thân vô cùng may mắn khi đã nghe theo tiếng gọi con tim, tìm thấy hạnh phúc riêng cho mình.