8 công dụng tuyệt vời của kỷ tử đối với sức khoẻ

Kỷ tử hay còn gọi là câu kỷ tử, là dược liệu thường được sử dụng trong các thang thuốc bắc và các món ăn tẩm bổ cho cơ thể. Dưới đây là những công dụng của kỷ tử đã được chứng minh.

Kỷ tử có công dụng gì?

Nguồn chất chống oxy hóa

Báo Lao động dẫn nguồn trang DR.AXE cho biết, giống như hầu hết các siêu thực phẩm khác, kỷ tử là nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời chống lại các gốc tự do, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi mức độ căng thẳng và có khả năng chống viêm cao.

Tăng cường khả năng miễn dịch và chống ung thư

Quả kỷ tử cung cấp nồng độ vitamin C và vitamin A cao. Đây là hai chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để xây dựng khả năng miễn dịch, từ đó ngăn ngừa các bệnh thông thường như cảm lạnh. Ngoài ra, quả kỷ tử còn có tác dụng chống lại sự phát triển của khối u, giảm nồng độ cytokine gây viêm và giải độc cơ thể khỏi các độc tố có hại.

Thúc đẩy làn da khỏe mạnh

Hàm lượng beta-carotene trong kỷ tử không chỉ giúp thúc đẩy làn da khỏe mạnh mà thậm chí còn ngăn ngừa tình trạng ung thư da. Theo nghiên cứu, uống nước ép kỷ tử sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Kỷ tử có công dụng gì?

Tăng cường sinh lý, hỗ trợ cải thiện bệnh alzheimer

Một công dụng hữu hiệu của kỷ tử đó là kích thích ham muốn, tăng cường nồng độ hormone testosterone, cải thiện chất lượng tinh trùng, chứng cương dương và xuất tinh sớm ở nam giới.

Ngoài ra, kỷ tử còn là vị thuốc quý giúp làm chậm sự lão hóa của các tế bào thần kinh, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.

Hỗ trợ giảm cân

Hỗ trợ giảm cân cũng là một trong những tác dụng của kỷ tử bạn nên tham khảo. Nguyên nhân là vì loại quả này chứa ít calo nhưng lại dồi dào vitamin A, C và các chất dinh dưỡng. Đặc biệt nó lại có hàm lượng đường thấp, không gây mệt mỏi, nhiều chất xơ có thể hỗ trợ đắc lực cho quá trình giảm cân của bạn.

Cải thiện chức năng gan

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, betaine hydrochloride chứa trong kỷ tử có khả năng làm tăng hàm lượng phospholipid trong gan và huyết thanh, qua đó giúp bảo vệ lá gan trước những tác nhân gây bệnh. Ngoài có lợi cho gan, kỷ tử còn rất tốt cho thận nhờ tham gia vào quá trình đào thải độc tố, loại bỏ các kim loại nặng ở thận ra khỏi cơ thể.

Tăng cường chức năng thị giác

Kỷ tử còn cung cấp một loại hoạt chất có tên là zeaxanthin với công dụng chống oxy hóa rất tốt giúp tăng cường thị lực.

Cải thiện thị lực

Kỷ tử được nhiều người tin là tốt cho mắt. Loại quả này là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào. Chúng rất giàu vitamin A, cần thiết cho sự phát triển của mắt, xương, da và tế bào. Lượng beta-carotene trong quả kỷ tử thuộc hàng cao nhất trong số các loại thực vật ăn được. Với hàm lượng zeaxanthin cao, quả kỷ tử có thể mang lại lợi ích cho thị lực và có thể giúp ích cho các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác.

Những lợi ích này được chứng minh trong kết quả của một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Optometry and Vision Science. Trong đó nhóm người cao tuổi tiêu thụ thực phẩm bổ sung hàng ngày với kỷ tử trong khoảng 3 tháng. Kết quả cho thấy có sự gia tăng zeaxanthin trong huyết tương – hợp chất có lợi cho mắt – và mức độ chống oxy hóa trong điểm vàng, là một phần của võng mạc.

Do đó những người cao tuổi nếu đang gặp phải các triệu chứng của bệnh thoái hóa điểm vàng gây suy giảm thị lực thì hãy sử dụng kỷ tử để cải thiện thị giác. Một ưu điểm khác của zeaxanthin đó là bảo vệ mắt khỏi những tổn thương do các gốc tự do và tia cực tím gây ra.

Làm đẹp da

Với hàm lượng lớn các chất như beta-carotene và vitamin C, kỷ tử còn là nguyên liệu được ưa chuộng trong việc chăm sóc da, cải thiện sắc tố da, giúp da luôn mịn màng và trắng sáng hơn. Thậm chí nếu bạn đang bị những đốm mụn ghé thăm thì hãy cân nhắc sử dụng kỷ tử để điều trị mụn nhờ công dụng kháng viêm hiệu quả của loại quả này.

Các món ăn bài thuốc có kỷ tử

Dưới đây là một số chia sẻ của BS Vũ Quốc Trung về các món cháo có kỷ tử:

Cháo kỷ tử ăn thường xuyên: Kỷ tử 25g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo, chia ăn 1 – 2 lần/ngày.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, ốm lâu ngày, tuổi cao sức khỏe yếu, kiềm chế lão suy, kéo dài tuổi thọ.

Cháo kỷ tử cật dê: Kỷ tử 200g, gạo tẻ 250g, cật dê 1 đôi. Cật dê rửa sạch, bỏ mảng gân, thái miếng, cho vào với kỷ tử và gạo tẻ, thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho nhừ, chia ăn trong ngày.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh thận hư hoặc lưng đau gối mỏi do thoái hóa.

Cháo kỷ tử mướp đắng: Kỷ tử 200g, hạt mướp đắng 9g, thịt dê 100g. Kỷ tử và hạt mướp đắng sắc lấy nước bỏ bã, cho gạo, cật dê vào nấu cháo, nêm gia vị vừa đủ. Ăn vào 2 bữa sớm, tối.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng âm hư hoả vượng (khô miệng, lòng bàn tay, bàn chân nóng, da tóc khô ráp, mất ngủ…)

Cháo kỷ tử, gạo lức: Kỷ tử 30g, gạo lứt 60g, táo tầu 10 quả. Nấu chung cả ba vị thành cháo, ăn vào 2 bữa sớm, tối.

2 Trà kỷ tử
Trà kỷ tử cúc hoa: Kỷ tử 10g, cúc hoa 10g. Hãm với nước sôi trong bình kín.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giảm thị lực, quáng gà, hoa mắt.

Trà kỷ tử hạt muồng: Kỷ tử 6g, lá dâu tằm 3g, hạt muồng (quyết minh tử, sao thơm) 3g. Hãm nước sôi uống trong ngày.

Phòng ngừa và hỗ trợ mỡ máu cao, thừa cân béo phì, thị lực kém, lão hóa da.

Trà kỷ tử ngũ vị: Kỷ tử 6g, ngũ vị tử 6g. Hãm nước sôi trong bình kín. Có thể pha thêm ít đường phèn cho ngọt.

Phòng ngừa và hỗ trợ trị suy nhược cơ thể, tâm phiền, miệng khát, tự ra mồ hôi, buồn bực, ăn uống kém, nhũn chân, tiêu gầy. Tăng cường sức khoẻ cho cơ thể, kéo dài tuổi thọ.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thận mãn tính do can thận âm hư.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng kỷ tử

Bài viết trên webiste Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, không nên sử dụng quả kỷ tử ở những người bị huyết áp cao, tâm trạng hay nóng vội, cáu giận hoặc người ăn quá nhiều thịt hàng ngày làm sắc mặt đỏ hồng, tốt nhất do tác dụng làm nóng cơ thể.

Không nên sử dụng ở những người có thể trạng khỏe mạnh để tránh tà khí bị lưu giữ bên trong mà không được giải, lâu ngày lại sinh biến chứng thì tai hại vô cùng.

Thận trọng khi sử dụng quả kỷ tử quá nhiều lại làm cho mắt bị đỏ và khó chịu, thị lực giảm sút.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi “Kỷ tử có công dụng gì?” rồi phải không.

Hạ An(Tổng hợp)