Trong ngày Tết Đoan Ngọ, có nhiều quan niệm và thực hành kiêng kỵ để tránh những điều không may mắn.
Tết Đoan Ngọ, hay được biết đến với tên gọi dân gian là Tết g:iế:t sâu bọ, là một ngày lễ truyền thống quan trọng trong nền văn hóa của người Việt Nam.
Nguyên câu chuyện về Tết Đoan Ngọ xuất phát từ một truyền thuyết dân gian rất đặc biệt. Khi nông dân đang vui mừng vì mùa màng thì sâu bọ tấn công, gây hại cho cây trồng và thức ăn. Trước tình hình đó, một người lạ mặt tên là Đôi Truân đến và chỉ cho họ cách cúng lễ đơn giản, và kỳ diệu, sâu bọ biến mất sau đó.
Tết Đoan Ngọ còn được biết đến với tên gọi khác là Tết Đoan Dương, với ý nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia châu Á, ngày này là một phần không thể thiếu của lịch sử văn hóa truyền thống.
Tết Đoan Ngọ, hay được biết đến với tên gọi dân gian là Tết gi:ế:t sâu bọ, có nhiều quan niệm kiêng kỵ
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, có nhiều quan niệm và thực hành kiêng kỵ để tránh những điều không may mắn.
Cụ thể như sau:
Trước khi dùng gương, hãy nhớ rằng từ nửa đêm đến 12h ngày mùng 5 Âm lịch, âm khí hoạt động mạnh mẽ. Do đó, người ta khuyến cáo không nên soi gương vào khoảng thời gian này để tránh chiêu dụ âm khí không tốt.
Theo quan niệm dân gian, giày dép lộn xộn có thể mời gọi tà khí. Sau khi về nhà, việc gọn gàng giày dép không chỉ giữ sạch, mà còn đảm bảo không gian sống sạch sẽ và hài hòa theo phong thủy.
Vào buổi sáng ngày 5/5 Âm lịch, trước khi đặt chân xuống đất, mọi người nên súc miệng 3 lần để loại bỏ âm khí và sau đó mới ăn một ít rượu nếp, hoa quả để đẩy lùi sự xấu xa.
Tránh dừng chân tại những nơi âm u như bệnh viện, nghĩa trang vào ngày này, vì đây được cho là nơi tập trung nhiều năng lượng tiêu cực, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vào ngày này, nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, để tránh rước thêm tà vào nhà theo quan niệm dân gian.
Rơi tiền bạc hay ví trong ngày Tết Đoan Ngọ được cho là làm mất tài lộc. Do đó, cẩn thận bảo vệ tài sản và tiền bạc là điều cần thiết trong ngày này.
Không nên tham quan các khu lăng mộ, địa đạo vào ngày này, vì đây được cho là nơi chứa nhiều năng lượng tiêu cực, có thể gây ra sự xấu xa.
Lưu ý: Các quy tắc kiêng kị này, mặc dù có nguồn gốc từ quan niệm dân gian, nhưng hiện nay thường được tham khảo hơn là áp dụng, do thiếu cơ sở khoa học cụ thể.
Vì sao Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch nên ăn cơm rượu, thịt vịt?
Cơm rượu, thịt vịt là những món ăn hay xuất hiện trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch. Lý do người ta chọn ăn những món này cũng rất đặc biệt.
Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch là gì?
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm. Đây là ngày lễ truyền thống của nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên… Mỗi quốc gia sẽ có một phong tục riêng cho ngày này. Ở Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày diệt sâu bọ.
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống của người Việt.
Dịp Tết Đoan Ngọ là khoảng thời gian thời tiết nắng nóng, các loài sâu bọ phát triển mạnh, gây hại rất nhiều cho mùa màng. Vào ngày này, người dân tổ chưc phát động diệt sâu bọ và các loại sâu bệnh, làm lễ cúng với các sản vật sẵn có để cầu mùa màng bội thu, cơ thể khỏe mạnh.
Vì sao Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch nên ăn cơm rượu?
Cơm rượu là một trong những món ăn truyền thống hay xuất hiện trên mâm cúng và cũng như được mọi người ăn nhiều trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5. Theo dân gian, ăn cơm rượu vào ngày này, nhất là lúc đói có tác dụng đặc biệt. “Sâu bọ” trong cơ thể sẽ bị men rượu làm say và chết đi. Tuy nhiên, cũng tùy theo vùng miền, các địa phương khác nhau mà người ta có ăn cơm rượu hay không và ăn loại cơm rượu nào.
Ở miền Bắc, người ta có thể sử dụng cơm rượu nếp cái hoa vàng hoặc cơm rượu nếp cẩm để thắp hương vào ngày 5/5 âm lịch. Trong khi đó, ở miền Trung, người ta lại ép cơm rượu thành khối. Ở miền Nam, cơm rượu hay được viên thành viên tròn.
Cơm rượu nếp và thịt vịt là hai món ăn thường gặp trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch.
Vì sao Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch nên ăn thịt vịt?
Tục lệ ăn thịt vịt trong ngày Tết Đoan Ngọ thường gặp ở các tỉnh miền Trung. Vào ngày này, người ta có thể ăn vịt luộc hoặc vịt quay. Trong tiếng Hán, vịt đồng âm với “áp”. Do đó, ăn thịt vịt được coi là trấn áp bệnh tật, tà khí, ngăn chúng xâm nhập vào người. Ăn thịt vịt tức là cầu bình an, an lành.
Ngoài ra, thịt vịt cũng có tính mát, ngọt, có tác dụng tăng năng lượng, bồi bổ cơ thể, giải độc mụn sưng, hạt nhiệt.
Ăn thịt vịt vào dịp Tết Đoan Ngọ – khi thời tiết bước vào giai đoạn nóng bức, nhiệt độ môi trường cao là một cách bồi bổ cơ thể, làm mát, cân bằng nhiệt cho con người.
Các món ăn khác hay xuất hiện trong Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch
– Các loại trái cây
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ không thể thiếu các loại trái cây theo mùa. Gia chủ có thể tùy theo điều kiện thực tế mà chuẩn bị trái cây cho phù hợp. Thông thường, vào giai đoạn này, những loại trái cây đang vào mùa như mận, vải… sẽ được chọn làm quả dâng cúng tổ tiên, thần linh.
– Bánh tro
Ở một số vùng, vào ngày Tết Đoan Ngọ, món bánh tro là món không thể thiếu trên mâm cúng. Bánh tro là món ăn thanh mát, dễ tiêu, có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể vào ngày hè nóng bức.
– Chè trôi nước
Trên mâm cúng ngày 5/5 âm lịch ở một số nơi còn xuất hiện cả mòn chè trôi nước.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm/